Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

Quý 1/2017, BIDV hoàn thành gần 30% kế hoạch kinh doanh cả năm

Cụ thể, tổng tài sản BIDV đạt trên 1.026 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 1,98% so với đầu năm. Hoạt động cho vay khách hàng tính đến 31/3/2017 đạt trên 746.941 tỷ, tăng trưởng 4,66% so với đầu năm, tăng nhẹ so với mức tăng trưởng của cùng kỳ năm trước. Trong đó, dư nợ khối bán lẻ tăng 4,3% so với đầu năm, tỷ trọng dư nợ bán lẻ/tổng dư nợ đạt 24,2%. Tổng quy mô tín dụng và đầu tư đạt gần 980.000 tỷ đồng, tăng trưởng 3% so với năm trước.

Tiền gửi của khách hàng tính đến 31/3/2017 đạt trên 762.402 tỷ, tăng trưởng 5%; trong đó HĐV bán lẻ tăng trưởng ổn định ngay từ đầu năm (↑6,34%), chiếm 56,4% tổng HĐV. Tổng nguồn vốn huy động tăng 1,6% so với đầu năm.

Tổng thu nhập hoạt động đạt 7.886 tỷ, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 2.277 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 29,3% kế hoạch năm 2017. BIDV thực hiện trích đầy đủ dự phòng rủi ro (DPRR) theo phân loại nợ và trích đủ DPRR cho trái phiếu VAMC theo quy định. Các chỉ tiêu an toàn hoạt động đảm bảo theo quy định.

Như vậy, hoạt động kinh doanh của BIDV quý 1/2017 diễn biến ổn định, tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh quý I đã đề ra, tạo đà hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh năm 2017 vừa được Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) thông qua.

Trước đó, ngày 22/4/2017, tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2017 Ban Lãnh đạo BIDV đã báo cáo về kết quả kinh doanh năm 2016 cho biết: Tính đến 31/12/2016, tổng tài sản BIDV đạt 1.006.404 tỷ đồng, tăng 18,3% so với 2015, chiếm 14% tổng tài sản toàn ngành ngân hàng; Nguồn vốn huy động đạt 940.020 tỷ đồng, tăng 21,1% so với 2015; Dư nợ tín dụng đạt 723.697 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế đạt 7.709 tỷ đồng, tăng 3,2% so với 2015. Chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu luôn thấp hơn tỷ lệ nợ xấu tối đa do ĐHĐCĐ đặt ra…

Mạng lưới kênh phân phối và nền khách hàng BIDV không ngừng được mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng sự tín nhiệm và hài lòng của khách hàng. BIDV có mạng lưới hoạt động trải rộng khắp các tỉnh/thành phố trong cả nước với 191 chi nhánh và gần 1.000 phòng giao dịch; 13 công ty trực thuộc và đơn vị liên doanh, 6 văn phòng đại diện tại nước ngoài và trên 24.000 cán bộ, nhân viên. BIDV hiện có quan hệ với gần 300 nghìn khách hàng doanh nghiệp; gần 9 triệu khách hàng cá nhân, chiếm gần 10% dân số Việt Nam; hơn 2.300 định chế tài chính hàng đầu của 117 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu.

Năm 2017, BIDV xác định mục tiêu Huy động vốn tăng trưởng 16,5%; Dư nợ tín dụng tăng trưởng nhỏ hơn hoặc bằng 16%; Lợi nhuận trước thuế 7.750 tỷ đồng; Tỷ lệ nợ xấu dưới 3%; Tỷ lệ chi trả cổ tức hơn hoặc bằng 7% và không thấp hơn lãi suất tiết kiệm 12 tháng VND...

Được biết, thương hiệu BIDV cũng đã được quốc tế và trong nước ghi nhận như: Tổ chức Brand Finance định giá BIDV là thương hiệu ngân hàng đứng đầu Việt Nam, đứng thứ 26 trong các ngân hàng ASEAN, đứng thứ 401 trong các ngân hàng toàn cầu, tăng 12 bậc so với năm 2016; Tạp chí Forbes bình chọn TOP Global 2000 công ty đại chúng lớn và quyền lực nhất thế giới; Tạp chí The Asianbanker trao tặng giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam” 3 năm liên tiếp 2015-2017 và ngân hàng có “Sản phẩm cho vay nhà ở tốt nhất Việt Nam” 2 năm liên tiếp 2016-2017; Là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam được vinh danh “Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu 2016” tại Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2016...

Đọc tiếp »

Moody’s nâng mức đánh giá triển vọng cho ABBank

Theo đánh giá từ Moody’s, việc nâng triển vọng XHTN tiền gửi nội tệ và tổ chức phát hành nội tệ và ngoại tệ của ABBANK từ ổn định lên tích cực dựa trên cơ sở giữ nguyên mức XHTN của Chính phủ Việt Nam ở B1 với triển vọng được điều chỉnh từ ổn định thành tích cực ngày 28/04/2017.

XHTN tiền gửi ngoại tệ của ABBANK được giữ nguyên ở mức B2 và triển vọng ổn định, tương ứng với trần XHTN tín dụng ngoại tệ B2 của Việt Nam.

Trước đó ngày 19/10/2016, ABBANK đã được Moody’s nâng mức XHTN cơ sở (BCA) từ B3 lên B2 và XHTN rủi ro đối tác từ B2 lên B1 với đánh giá triển vọng rằng ABBANK sẽ có những cải thiện trong chất lượng tài sản và khả năng sinh lời, duy trì được sự ổn định của nguồn vốn huy động và tính thanh khoản.

Trong đợt đánh giá này, trong khối các Ngân hàng TMCP tư doanh, ABBANK tiếp tục được Moody’s xếp hạng tín nhiệm ở nhóm dẫn đầu.

Ông Bùi Trung Kiên, Phó Tổng Giám đốc ABBANK cho biết: “Kết quả đánh giá tín nhiệm lần này của Moody’s với các phân tích chi tiết đã cho thấy sự phát triển tích cực của ABBANK trong thời gian qua. Đồng thời, đánh giá này thể hiện mức độ an toàn và bền vững trong hoạt động của ABBank cũng như triển vọng phát triển tích cực theo định hướng ngân hàng bán lẻ, mang đến cho khách hàng những dịch vụ thân thiện, an toàn, hiệu quả”.

Đọc tiếp »

Nông dân trồng điều điêu đứng dù... được giá

Điều mất mùa, giá tăng cao nên nông dân gần như mất trắng.Điều mất mùa, giá tăng cao nên nông dân gần như mất trắng.

Chị Nguyễn Thị Gái ở Bù Đăng (Bình Phước) cho biết, chị có 3ha trồng điều nhưng hai năm trở lại đây luôn nằm trong danh sách hộ nghèo. Lý do là thời tiết thiếu thuận lợi, sương muối nhiều khiến tỷ lệ đậu trái thấp chưa từng có, có khu vực dường như mất trắng. Do đó dù giá điều cao ngất nhưng gia đình chị Gái vẫn trắng tay.

Hiện, Bù Đăng là nơi có diện tích điều lớn nhất với gần 60.000 ha, ghi nhận ban đầu có khoảng hơn 865 ha bị sâu bệnh gây hại, một số khác thì bị cháy khô…

Không chỉ tỉnh Bình Phước bị mất mùa mà tại Bà Rịa -Vũng Tàu, Bình Thuận… người trồng cũng đang gặp khó với vụ điều năm nay. Hiện, Bình Thuận có khoảng 18.000ha điều, chủ yếu trồng tập trung ở ba huyện Đức Linh, Tánh Linh và Hàm Tân. Trong đó, Đức Linh là nơi có diện tích điều nhiều nhất tỉnh với hơn 10.000 ha, tập trung tại các xã Mê Pu, Sùng Nhơn, Đức Hạnh, Tân Hà… Theo Phòng nông nghiệp tỉnh Bình Thuận, đến nay, các vườn điều bị hư hại 80-90%.

Ông Nguyễn Đức Thanh - Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, năm nay tình trạng mất mùa nặng hơn so với mọi năm. Khảo sát của Vinacas tại các tỉnh cho thấy, nhiều nơi nhà vườn mất trắng, một số khác chỉ đạt 40%, nơi cao lắm cũng chỉ đạt 70% năng suất so với cùng kỳ. Nhìn tổng thể, mùa điều năm nay mất mùa và giảm sản lượng lên tới 50%. Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp chế biến đã phải giảm công suất.

Trong những tháng đầu năm nay, lượng điều dành cho xuất khẩu giảm tới 70% so với cùng kỳ, nhiều doanh nghiệp đã phải nhập thêm nguyên liệu với số lượng lớn hơn các năm để sản xuất cho thị trường nhập khẩu. Thống kê 2 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng điều ước đạt 26.000 tấn, tương đương giá trị 232 triệu USD, giảm 26,2% về khối lượng và giảm 12% về giá trị so với cùng kỳ 2016.

“Hiện giá điều thế giới tăng so với cùng kỳ năm trước, điều nhân giá bình quân 9,5 USD một kg, còn điều thô 1.800 USD một tấn. Lượng điều hiện thiếu hụt nên nếu nhập nhiều từ nước ngoài thì giá thành phẩm có thể sẽ biến động” - ông Thanh nói.

Là chuyên gia trong lĩnh vực này, ông Nguyễn Văn Lãng cho hay, trên thực tế điều nguyên liệu trong nước không đủ hàng xuất khẩu, chỉ đạt 400.000 tấn và phải nhập thêm từ Bờ Biển Ngà. Năm nay dù được giá nhưng người dân lại mất mùa, nên dự kiến điều nguyên liệu nhập khẩu sẽ tăng hơn so với mọi năm. Với tình trạng này, nếu năm nay sản lượng điều trong nước giảm 100.000 - 200.000 tấn thì các doanh nghiệp sẽ phải nhập thêm 700.000-800.000 tấn để phục vụ chế biến cho xuất khẩu.

Trước tình hình này, tỉnh Bình Phước sẽ tổ chức hội nghị khách hàng quốc tế ngành điều từ ngày 14 – 16/5, giúp doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến điều kịp thời điều chính phương án sản xuất, thực hiện các quy định trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà VN ký kết với các đối tác trên thế giới.

Bà Huỳnh Thị Hằng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước cho biết, diện tích và sản lượng điều của Bình Phước chiếm ½ cả nước. Tuy chiếm tỷ trọng lớn nhưng giá trị hạt điều chỉ đạt 500 triệu USD, lý do là hạt điều Bình Phước vẫn mới dừng ở khâu nguyên liệu và xuất khẩu thô. Cần phải tạo thêm thương hiệu điều cho tỉnh.

“Ngành điều là ngành quan trọng của tỉnh Bình Phước, tuy nhiên diện tích chỉ còn 143.000ha, năng suất bình quân đạt 1,6 tấn/ha. Toàn tỉnh có 270 nhà máy chế biến và 1.600 hộ kinh doanh điều, giải quyết cho 40.000 lao động tại chỗ. Do đó, tỉnh muốn tạo điều kiện để người trồng điều, các doanh nghiệp chế biến, xuất nhập khẩu có cơ hội giao thương, hợp tác, đàm phán với các đối tác nước ngoài” – bà Hằng cho hay.

Đọc tiếp »

Cơ hội vay vốn ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chiều 5/5, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Quỹ Phát Triển Doanh nghiệp nhở và vừa (SMEDF) và Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã ký kết thỏa thuận khung về ủy thác cho vay nhằm mở thêm kênh tiếp cận mới cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đối với nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ.

Cơ hội vay vốn ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ảnh 1Hình ảnh tại buổi lễ Ký kết chiều nay.

Trong đó, đối tượng ưu tiên sẽ là các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xử lý rác thải, nước thải.

Tính tới tháng 4/2017, đã có hơn 1.000 lượt doanh nghiệp SME tiếp cận, tìm hiểu thông tin về các chương trình hỗ trợ qua các chương trình hội thảo, truyền thông, Call Center.

Được biết, VPBank là ngân hàng thứ tư được SMEDF lựa chọn là ngân hàng ủy thác kể từ khi quỹ này ra mắt vào tháng 4/2016.

Theo đó, VPBank sẽ nhận ủy thác của SMEDF trong việc giải ngân nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ dành cho các doanh nghiệp SME với lãi suất ưu đãi trong suốt thời hạn vay vốn từ 5,5% tới 7%/năm.

Trước khi lập hồ sơ đề nghị nhận vốn ủy thác từ SMEDF, VPBank sẽ tiến hành thẩm định đối tượng cho vay, điều kiện cho vay, mức vốn cho vay, thời hạn cho vay, đảm bảo tiền vay và các nội dung khác có liên quan đến việc cho vay trên cơ sở tuân thủ theo đúng quy chế ủy thác cho vay do SMEDF ban hành và quy chế cho vay đối với khách hàng của VPBank đang áp dụng tại thời điểm cấp tín dụng bằng tiền ủy thác từ Thỏa thuận khung này.
Đọc tiếp »

Xuất hiện ứng dụng Việt muốn cạnh tranh Uber, Grab

Các đại biểu tại lễ công bố ứng dụng APPP.Các đại biểu tại lễ công bố ứng dụng APPP.

Tiến sỹ Mai Hải Đăng, Phó chủ tịch SAPA Thale, trực tiếp chỉ đạo thực hiện dự án APPP cho hay: Ứng dụng nhằm tạo ra việc đi lại thuận lợi, tối ưu thông qua môi trường Internet tương tự như Uber và Grab.

Tuy nhiên, ứng dụng sẽ không cạnh tranh trực diện với Uber, Grab mà sẽ có những bước đi khác biệt. Chẳng hạn sẽ giảm tối đa các thao tác để người dùng dễ sử dụng dịch vụ nhất; tập trung vào khách hàng là doanh nghiệp (cho các doanh nghiệp thuê xe, quản lý chi phí thông qua ứng dụng), cung cấp dịch vụ vận chuyển bảo đảm hơn đối với khách hàng có nhu cầu đặc thù như người già, trẻ em.

Giá cước dịch vụ cũng sẽ do tài xế và khách hàng quyết định thông qua cuộc đấu giá trên môi trường ứng dụng trong thời gian tối đa trong 2 phút.

Tất cả nạn nhân chất độc màu da cam di chuyển bằng ứng dụng APPP sẽ được miễn phí. Ngoài ra, dự án trích 1% lợi nhuận cho Quỹ Vì nạn nhân chất độc màu da cam/Dioxin.

Ông Đăng cho hay, hiện SAPA Thale đã nộp đề án thí điểm và đang được Bộ GTVT xem xét.

Tại lễ công bố, SAPA Thale cũng công bố thành lập quỹ (với kinh phí ban đầu 5 tỷ đồng) để hỗ trợ Đại học công nghệ GTVT trong công tác đào tạo.

Tại lễ công bố, ông Nguyễn Đắc Nghiệp, là nghị sỹ của thành phố Thale, Chủ tịch Cty SAPA Thale tại Liên bang Đức cho biết: APPP là dự án đầu tư hướng về quê hương mang tính thực tiễn, sử dụng trí tuệ Việt Nam để liên kết giữ máy móc và thế giới thực mà thế giới đang gọi là cuộc Cách mạng 4.0.

Có mặt tại lễ công bố, Thứ trưởng GTVT Lê Đình Thọ cho hay, ông tin tưởng và chúc mừng sự hợp tác này vì SAPA Thale là doanh nghiệp lớn ở Đức. Ông Thọ thay mặt Bộ GTVT cam kết hỗ trợ SAPA Thale và Đại học Công nghệ GTVT thực hiện thành công các nội dung hợp tác.

Đọc tiếp »

Tỷ phú bò sữa và giấc mơ thoát khỏi “ao làng”

Anh Diệp Kỉnh Tân đứng cạnh đàn bò sữa của mình. Ảnh: Hòa Hội.Anh Diệp Kỉnh Tân đứng cạnh đàn bò sữa của mình. Ảnh: Hòa Hội.

Công nghệ hiện đại

Trưa giữa tháng 4, chúng tôi đến tham quan trang trại rộng 5 ha nuôi gần 200 con bò sữa. “Vừa vắt sữa lúc sáng và cho ăn xong, bây giờ đang tắm rửa sạch sẽ cho bò”, anh Tân nói. Anh cho biết, trung bình mỗi ngày một cô bò cho gần 19 kg sữa, bán với giá trung bình 12.500 đồng/kg. Hiện tại, trang trại gần 200 con thì có 120 con cho sữa mỗi ngày gần 2,5 tấn, được công ty Vinamilk bao tiêu.

Trang trại được đầu tư thiết bị tự động hóa như: máy cào phân, máy lọc không khí, máy vắt sữa và ống chuyền sữa sẽ tự động truyền trực tiếp vào bình chứa bảo quản lạnh. Còn nguồn thức ăn, anh Tân đầu tư 7 ha đất trồng cỏ nhập từ nước ngoài và một số loại nội địa. Đồng thời, có gắn hệ thống phun tưới tự động để đảm bảo nguồn thức ăn cho bò. “Sắp tới, tôi sẽ gắn thêm vòng đeo cổ cho bò để giám sát thông qua máy tính. Nếu bò bệnh máy báo để điều trị kịp thời”, anh Tân bộc bạch.

Năm 1998, anh Tân tốt nghiệp Đại học Kinh tế TPHCM, sau đó đi làm bên ngoài một năm. Trong thời gian này, anh có điều kiện đi nhiều nơi, đến các trang trại chăn nuôi ở khắp các vùng miền cả nước. Năm sau, anh quyết định về nhà tự mở đại lý bán thức ăn chăn nuôi. Làm được dăm năm, anh nhận ra một điều là nông dân nuôi không kiểm soát dịch bệnh, an toàn sinh học, tỷ lệ thất thoát thức ăn cao và người nuôi kỹ thuật chuyên môn còn hạn chế dẫn đến thua lỗ.

Từ đó, anh nảy ra ý tưởng sẽ đầu tư xây trang trại nuôi bò sữa theo công nghệ Hà Lan để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí. “Tôi muốn tiên phong làm trước, nếu thành công để người dân học tập, còn trường hợp không hiệu quả cũng sẽ đóng góp cho ngành chăn nuôi rút kinh nghiệm”, anh Tân chia sẻ.

Ngoài ra, anh cũng đã đi nhiều nước như: Hàn Quốc, Thái Lan, Hà Lan, Đức tham quan các trang trại nuôi bò, heo để học tập kinh nghiệm. Năm 2014, anh đầu tư 18 tỷ đồng xây dựng trang trại với gần 200 con bò sữa đều nhập từ Hà Lan về. Để tận dụng nguồn phụ phẩm, anh cho biết, vào mùa nắng thì phân bò được lấy ra phơi khô bán cho người dân trồng cây, còn vào mùa mưa đưa vào hố ủ, dùng men vi sinh để xử lý rồi làm phân bón ruộng cỏ.

Nói về tính liên kết giữa các nông dân trong chăn nuôi, anh Tân cho rằng, sự liên kết giữa các nông hộ hay HTX chăn nuôi ở nước ta và các nước khác có sự khác biệt lớn chính là sự tương đồng và tính minh bạch. Anh dẫn chứng, người nuôi 80 con bò, mỗi ngày cho 20 kg sữa/con, còn hộ khác cũng ngần ấy con nhưng ngày cho 30 kg sữa. Hai hộ này liên kết với nhau để học hỏi làm sao cho năng suất sữa nâng lên. Ngoài ra, cách quản lý của họ minh bạch sẽ làm cho các bên có niềm tin để cùng nhau phát triển, xây dựng thương hiệu.

Vươn ra thế giới

Anh Diệp Kỉnh Tân cho biết, hiện tại đang mở thêm trại heo giống trên diện tích 5 ha với vốn đầu tư 40 tỷ theo công nghệ của Hà Lan. Dự kiến nuôi 360 con heo nái, 1.000 heo thịt. Sau đó, khi heo sinh sản sẽ giữ lại toàn bộ heo đực để nuôi lấy thịt, còn heo cái bán giống, có công ty ký hợp đồng bao tiêu.

Trại sử dụng công nghệ gắn chíp trên tai, máy ăn thả xuống mỗi lần 250 gram, ngày thả 3 - 4 lần để tránh thất thoát chi phí. Cách làm này có ưu điểm là khi heo không ăn hết máy sẽ tự động tách ra ô riêng, khi đó thú y sẽ đến kiểm tra. Hơn nữa, giảm được công nhân sẽ không dịch bệnh, không sử dụng kháng sinh chăn nuôi. Ngoài ra, trang trại có phần mềm kết nối với các trang trại ở châu Âu (Hà Lan) để biết nguyên nhân vì sao con nái đẻ thấp, tiêu tốn thứ ăn nhiều ít hay bệnh… Lúc đó, hệ thống máy tính sẽ báo dữ liệu về trang trại nước ngoài để họ phân tích rồi báo về bên này lại để xử lý và điều chỉnh kịp thời”, anh Tân nói.

Ngoài ra, anh còn đầu tư trang trại theo chuẩn GlobalGAP để đảm bảo chất lượng xuất đi toàn cầu. “Hiện tại nước ta đã gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN nên đòi hỏi phải đáp ứng tiêu chuẩn GlobalGAP để vượt khỏi “ao làng” xuất đi Campuchia, Lào hay các nước khác dễ dàng.

“Chỉ có hạ giá thành và áp dụng công nghệ cao vào sản xuất thì may ra mới có lãi chứ như hiện nay, người nuôi thường xuyên bán dưới giá thành sản xuất thì làm sao khá lên được”.
Anh Diệp Kỉnh Tân
Đọc tiếp »

Nhà máy “khát” nguyên liệu sắn, mía

Thực tế, nguồn nguyên liệu để sản xuất đường công nghiệp chế biến hiện chỉ đáp ứng được 1.800 tấn/ngày, trong khi nhu cầu của nhà máy đường là 2.200 tấn/ngày, thiếu 400 tấn/ngày.

Đối với nguồn nguyên liệu sắn, sản lượng toàn tỉnh năm 2016 là hơn 215 nghìn tấn, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất công nghiệp, nhưng thời gian này bị thiếu vì nhiều nhà máy đồng loạt thu mua, cạnh tranh nhau về giá cả.

Để khắc phục tình trạng này, các nhà máy ở Kon Tum phải đi thu mua mía và sắn tại các tỉnh lân cận. Giải pháp lâu dài là tăng cường đầu tư, phát triển vùng nguyên liệu, nhất là cây mía; đồng thời tiếp tục hỗ trợ cây giống, vật tư, phân bón, đảm bảo sắn và mía có đầu ra ổn định.

Đọc tiếp »

Bộ Công Thương làm việc với các nhà bán lẻ về tiêu thụ thịt lợn

Báo cáo với lãnh đạo bộ Công Thương, đại diện các siêu thị cho biết, họ đều có chương trình giảm giá, khuyến mãi, tăng diện tích trưng bày hàng, giới thiệu sâu về chương trình khuyến mãi thịt lợn. Nhìn chung, hiện nay giá các mặt hàng thịt lợn tại siêu thị đều giảm. Tại Big C, thịt ba chỉ chỉ còn 71.000 đồng/kg, giảm 12% so với tháng trước.

Trước đó, tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4 diễn ra ngày 4/5, Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng đánh giá cao vai trò của những đơn vị phân phối bán lẻ như Hapro, Co.opMart, Big C trong việc hỗ trợ giải quyết đầu ra cho doanh nghiệp, hộ dân chăn nuôi lợn, nhờ đó giá thịt lợn hơi doanh nghiệp, thương lái mua của bà con nông dân đã tăng trên 5.000 đồng/kg so với 10 ngày trước đây. Dù vậy, thực tế số lượng thịt lợn tồn trong dân còn khoảng 300.000 - 400.000 tấn (lợn đã đủ tiêu chuẩn xuất chuồng).

Đọc tiếp »

Giá vàng hôm nay 6/5: Tiếp tục sụt giảm

© Bản quyền thuộc báo điện tử Tiền Phong

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Tòa soạn: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội - Điện thoại: (84-4) 39431250 - Fax: (84-4) 39430693 - Email: online@baotienphong.com.vn

Giấy phép số 304/GP-BTTTT cấp ngày 30/7/2013. Cơ quan chủ quản: Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản

Powered by ePi Technologies

Đọc tiếp »

Vietcombank đón nhận bằng khen của Thủ tướng

Tham dự buổi lễ có đồng chí Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh – Uỷ viên BCH TƯ Đảng, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quỹ BTTEVN; đồng chí Đào Ngọc Dung - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH), Phó Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ Quỹ BTTEVN cùng Lãnh đạo Bộ LĐTBXH, đại diện các Cơ quan, Bộ, ngành, các nhà tài trợ, các thế hệ Lãnh đạo, Hội đồng bảo trợ, cán bộ, nhân viên đã và đang công tác tại Quỹ BTTEVN… Về phía Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có đồng chí Trần Phúc Cường - Phó Chủ tịch thường trực Công đoàn tham dự và nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Phát biểu tại buổi Lễ, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhấn mạnh: trong 25 năm qua, Quỹ BTTEVN đã làm tròn trách nhiệm là cầu nối giữa cộng động, xã hội, các tổ chức quốc tế và trẻ em. Giúp cộng đồng đem tới trẻ khắp mọi miền đất nước nguồn lực, tình cảm và kiến thức trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Quỹ BTTE các cấp huy động trên 5.500 tỷ, hàng trăm ngàn tấn hàng hóa và hàng triệu lươt người tham gia, hỗ trợ trên 30 triệu lượt trẻ em được hưởng lợi. Nhờ đó, những em nhỏ kém may mắn bị bệnh tim bẩm sinh, bị khuyết tật vận động, sứt môi hở hàm ếch …

Đọc tiếp »

Egroup tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên 2017

Chiều ngày 6/5/2017, Đại hội cổ đông thường niên Egroup 2017 đã diễn ra tại Hà Nội. Đại hội đã thông qua định hướng chiến lược phát triển hệ sinh thái giáo dục của Egroup trong ngắn hạn và dài hạn.

Trong đó, Đại hội đã đưa ra bức tranh toàn cảnh giáo dục tại thị trường Việt Nam và lý do ngành giáo dục Việt Nam đang thu hút một nguồn vốn lớn từ các nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế. Đây là cơ hội để Egroup phát triển một hệ sinh thái giáo dục hoàn chỉnh tạo ra sự tăng trưởng giá trị về tài sản cũng như khẳng định vị trí tiên phong với các tiềm lực sẵn có về tài chính, công nghệ và sự hậu thuẫn lớn từ các Tập đoàn giáo dục trên thế giới như Chungdahm, Mega Study, SK Telecom, Dongsim, Yakson House…

Cụ thể, Egroup đang xây dựng và phát triển hệ thống kinh doanh chuỗi theo mô hình Công ty mẹ - con bao gồm các lĩnh vực: giáo dục tiếng Anh, giáo dục trực tuyến; giáo dục mầm non; giáo dục phát triển tư duy sáng tạo của trẻ qua robot thông minh và Toán tư duy; giáo dục kĩ năng dạy nghề và du học…

Hiện thực hoá mục tiêu trở thành Tập đoàn giáo dục ứng dụng công nghệ cao và cung cấp cho thị trường các giải pháp giáo dục tiên tiến mang tầm quốc tế với hệ sinh thái giáo dục hoàn chỉnh, năm 2016, Egroup đã có những bước tiến khả quan. Tính đến hết ngày 31/12/2016, doanh thu hợp nhất của công ty đạt 413 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế (LNTT) hợp nhất đạt 58,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 49,5 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, đối với năm 2017, Đại hội cũng thông qua kế hoạch kinh doanh và mục tiêu tiếp tục mở rộng quy mô hệ sinh thái giáo dục, đầu tư vào công ty con nhằm phát triển các tệp khách hàng, hỗ trợ tăng doanh thu và đạt được lợi nhuận như mục tiêu đã đề ra.

Đọc tiếp »

Địa phương nào quản lý an toàn thực phẩm tốt nhất và tệ nhất?

An toàn thực phẩm là vấn đề nóng bỏng luôn được xã hội quan tâmAn toàn thực phẩm là vấn đề nóng bỏng luôn được xã hội quan tâm

Bộ NN&PTNT vừa công bố, kết quả xếp hạng triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2016. Đây là lần thứ hai, Bộ triển khai xếp hạng, với kỳ vọng các địa phương thực sự cuộc, tạo chuyển biến tích cực trong vấn đề an toàn thực phẩm - vốn là vấn đề thường xuyên “nóng” xủa xã hội.

Trong đợt xếp hạng lần này, 10 địa phương có số điểm cao nhất, là những tỉnh xếp loại “tốt” về quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn, gồm: Lào Cai, Lâm Đồng, Hà Nam, Hưng Yên, Sơn La, Vĩnh Phúc, Long An, Đồng Tháp, Phú Thọ và TPHCM.

Thủ đô Hà Nội đứng thứ 14, khi nằm trong nhóm “đạt yêu cầu”.

Theo Bộ NN&PTNT, việc đánh giá các địa phương dựa trên bộ tiêu chí, quy trình đánh giá, xếp hạng; hồ sơ tự đánh giá, chấm điểm triển khai công tác quản lý về an toàn thực phẩm của các địa phương và hội đồng thẩm định của Bộ NN&PTNT.

Trong đó, bộ tiêu chí gồm: Việc chỉ đạo, điều hành công tác quản lý ATTP; tuyên truyền, giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức về ATTP và ý thức chấp hành pháp luật về ATTP; giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về ATTP; tăng cường năng lực công tác quản lý ATTP; xây dựng và phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn.

Năm 2017, Bộ NN&PTNT tiếp tục lấy an toàn thực phẩm là nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành. Năm nay, bộ sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vấn nạn bơm nước vào lợn, trâu, bò và hóa chất trong tôm; thuốc bảo vệt thực vật, phân bón… Đồng thời cũng sẽ thực hiện thanh tra kiểm tra chính quyền địa phương trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm, vật tư nông nghiệp trên địa bàn.

Theo Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, an toàn thực phẩm là mặt trận nóng bỏng, rất khó khăn, phức tạp. Do vậy, phải có những giải pháp đồng bộ, liên tục, kiên trì từ T.Ư xuống địa phương, triển khai quyết liệt cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Đọc tiếp »

Giải ngân FDI tăng chậm, vì sao?

Tốc độ giải ngân vốn FDI năm 2017 đang chững lại. Trong ảnh công nhân làm việc tại Nhà máy Samsung Việt Nam. Ảnh: Nhật Minh.Tốc độ giải ngân vốn FDI năm 2017 đang chững lại. Trong ảnh công nhân làm việc tại Nhà máy Samsung Việt Nam. Ảnh: Nhật Minh.

Tại TPP “chết lâm sàng”?

Năm 2016, mức giải ngân vốn FDI đạt kỷ lục 15,8 tỷ USD. 4 tháng đầu năm 2017, tốc độ giải ngân vốn FDI đang có dấu hiệu chững lại, chỉ đạt 3,62 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ 2016. Trong khi đó, tốc độ giải ngân cùng kỳ của các năm liền kề trước đó tăng rất cao. Cụ thể, tốc độ giải ngân 4 tháng đầu năm 2016 tăng 12% so với 2015; 4 tháng đầu năm 2015, vốn giải ngân đạt 3,05 tỷ USD, tăng 7% so với 2014.

Đánh giá về sự tụt giảm này, ông Lê Xuân Sang, Viện phó Viện Kinh tế Việt Nam (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) cho rằng, TPP rơi vào “ngõ cụt” là một phần nguyên nhân. Ông Sang lý giải, trong các năm trước, nhiều nhà đầu tư chờ đợi TPP được thông qua để tiếp tục đầu tư nhưng sang đầu 2017, khi TPP bị dừng lại, đã khiến họ dần chuyển hướng đầu tư và gây nên sự tụt giảm tốc độ giải ngân FDI.

Cùng quan điểm, Thạc sĩ Lê Quốc Anh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, TPP chết lâm sàng đã gây ra bước hẫng cho nền kinh tế Việt Nam và tác động đầu tiên là điểm nhấn thu hút FDI đón đầu hưởng lợi TPP không còn.

Theo GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, một phần nguyên nhân khiến tốc độ giải ngân FDI chậm do thời gian qua, Chính phủ thắt chặt yêu cầu đảm bảo môi trường với dự án đầu tư nên quá trình giải ngân của dự án chậm, nhằm chờ khoản đầu tư máy móc, thiết bị xử lý môi trường.

Ngoài ra, một số chuyên gia kinh tế lí giải, việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất đồng USD trong tháng 3/2017 khiến tốc độ giải ngân FDI ở Việt Nam chậm lại. Bởi nợ của doanh nghiệp vay bằng USD tăng, khiến chi phí đầu tư trở nên đắt đỏ hơn. Vì vậy, doanh nghiệp thận trọng hơn trong quá trình đầu tư.

Giữ chân nhà đầu tư ngoại

Thạc sĩ Lê Quốc Anh cho biết, để giải quyết tình trạng tốc độ giải ngân FDI chậm dần, Nhà nước cần: Nghiên cứu phương án tăng hoặc kéo dài ưu đãi để giữ chân nhà đầu tư ngoại đã đón đầu hưởng lợi TPP nhưng nay bị hẫng; Xem xét hỗ trợ lãi suất cho khoản vay lớn của doanh nghiệp cho mục tiêu tăng sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

“Chính phủ cần có kế hoạch hỗ trợ các chương trình đầu tư của doanh nghiệp bị dang dở do TPP bị dừng lại. Đồng thời đẩy mạnh đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA) nhằm thu hút DN nước ngoài tiếp tục đổ vốn vào Việt Nam”, ông Lê Quốc Anh khuyến nghị.

Là cơ quan trực tiếp quản lý về vốn đầu tư nước ngoài, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) cho rằng, Việt Nam có nhiều điểm mạnh để thu hút đầu tư như tình hình an ninh, chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, lực lượng lao động dồi dào, chi phí cạnh tranh…

Hơn nữa, việc đàm phán và tham gia 12 hiệp định thương mại tự do là cơ hội kết nối Việt Nam với các thị trường trong khu vực và trên thế giới. Những năm gần đây, tỷ trọng vốn đầu tư của FDI chiếm khoảng 25% vốn đầu tư toàn xã hội; đóng góp 20% vào GDP và nộp ngân sách ngày càng tăng.

Theo ông Hoàng, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút vốn đầu tư ngày càng gay gắt, Việt Nam cần tiếp tục cải cách môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thông thoáng cho DN đầu tư. Việc hội nhập kinh tế phải đồng bộ trên mọi phương diện từ chính sách kinh tế đến pháp luật, bộ máy quản lý, trình độ cán bộ và hạ tầng.

“Chính phủ cần có kế hoạch hỗ trợ các chương trình đầu tư của doanh nghiệp bị dang dở do TPP bị dừng lại. Đồng thời đẩy mạnh đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA) nhằm thu hút DN nước ngoài tiếp tục đổ vốn vào Việt Nam”.

Thạc sĩ Lê Quốc Anh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Đọc tiếp »

Ocean group hậu Hà Văn Thắm: Các cổ đông nhỏ phản ứng quyết liệt

Ngày 28/4, đại hội của Ocean Group (mã cổ phiếu OGC) không thể tổ chức do chỉ có 38/8.604 cổ đông, đại diện cho hơn 2% tổng cổ phần có mặt. Nguyên nhân do tình hình kinh doanh bê bết khi tổng lỗ năm 2016 của OGC là 794 tỷ đồng, lỗ tính trên cổ phiếu lên đến hơn 2.400 tỷ đồng.

Tại đại hội của Cty Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (công ty con quy mô lớn nhất trong nhóm Ocean hiện nay, sở hữu chuỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng tại nhiều thành phố lớn với mã chứng khoán OCH) diễn ra hôm 29/4, sự thất vọng của cổ đông đã chuyển thành phẫn nộ.

Trước đại hội, một nhóm cổ đông chất vấn việc bà Nguyễn Thị Lan Hương có liên quan đến vụ án Hà Văn Thắm lập khống hồ sơ rút 137 tỷ đồng của Ocean Bank để gây sức ép với ban tổ chức. Vào phòng đại hội, phải 1,5 giờ sau khi khai mạc mới có thể chính thức họp, vì cổ đông phản đối vai trò của chủ tọa, yêu cầu đưa cổ đông độc lập vào giám sát đại hội.

Do là cổ đông chi phối (55,5%) nên nhóm OGC vẫn vượt qua được các rào cản để tổ chức đại hội. Tuy nhiên, với kết quả kinh doanh khó được chấp nhận (năm 2016, OCH lỗ 144 tỷ; ông Hà Văn Nam, anh trai ông Hà Văn Thắm vay 500 tỷ trong số 2.000 tỷ vốn điều lệ của OCH giải quyết việc riêng chưa thể trả...) nên đại hội gần như trở thành cuộc đấu tố với nhiều phát ngôn thô lỗ.

“Mất hết uy tín”, “ung thư giai đoạn cuối”... là những từ cổ đông dành cho công ty. Từ đó, nhiều người đề nghị đổi tên doanh nghiệp, đặc biệt là thay mới ban giám đốc, bổ sung thành viên hội đồng quản trị ngoài những người của OGC. “Cần đưa thêm các cổ đông có năng lực, chấp nhận góp vốn, có quan hệ kinh tế tốt để vực dậy công ty, cứu tất cả mọi người” – cổ đông Nguyễn Đình Chiến bức xúc.

Các cổ đông chỉ ra việc bà Nguyễn Thị Lan Hương (nguyên là trợ lý của ông Hà Văn Thắm) làm Tổng Giám đốc OCH nhưng chưa đưa ra đại hội cổ đông phê chuẩn là vi phạm điều lệ công ty, yêu cầu hội đồng quản trị thực hiện ngay việc bỏ phiếu tại đại hội. Tuy nhiên, chủ tọa không chủ động thực hiện. Đề nghị bổ sung hội đồng quản trị chỉ được tiến hành trong 60 ngày tới.

Kết thúc đại hội, các nghị quyết quan trọng như báo cáo của ban điều hành năm 2016, kế hoạch 2017; báo cáo tài chính, đề nghị bổ sung một thành viên hội đồng quản trị do hội đồng quản trị đề xuất không được thông qua.

Kết thúc đại hội OCH, nhiều cổ đông nhỏ lẻ cho hay, họ gặp nhiều khó khăn trong đại hội khi OGC nắm 55,5% cổ phần của OCH và nhận ủy quyền của nhiều cổ đông nhỏ lẻ khác. “Về việc hội đồng quản trị làm sai quy chế công ty suốt 2 năm qua về vị trí tổng giám đốc, chúng tôi đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vào cuộc hoặc sẽ kiện ra tòa” – một cổ đông tuyên bố.

Đọc tiếp »

Điện Biên cần tăng cường nguồn vốn tín dụng chính sách

Một buổi sinh hoạt tại Tổ tiết kiệm và vay vốn của người dân vay vốn NHCSXH tại bản Nà Khoa 2, xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ.Một buổi sinh hoạt tại Tổ tiết kiệm và vay vốn của người dân vay vốn NHCSXH tại bản Nà Khoa 2, xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ.
Tính đến đầu năm 2017, tổng dư nợ cho vay của NHCSXH tỉnh Điện Biên đạt trên 2.200 tỷ đồng, với gần 84.000 hộ vay. Dư nợ tập trung chủ yếu vào chương trình cho vay người nghèo; cận nghèo, hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn; học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Chất lượng tín dụng cũng được đảm bảo với tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm 0,67% tổng dư nợ.

Thông qua nguồn vốn vay, các hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất những giống cây trồng vật nuôi mới tại địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Gia đình ông bà Đặng Văn Sỹ - Nguyễn Thị Tươi ở thôn 7B, xã Pom Lót, huyện Điện Biên thuộc diện hộ cận nghèo, sau khi được vay 30 triệu đồng từ NHCSXH, cùng với vốn liếng tích cóp của gia đình đã tập trung đầu tư phát triển trồng thanh long ruột đỏ. Sau 3 năm, ông bà đã có vườn cây với hơn 100 trụ thanh long, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Bà Tươi cho biết “Trước đây cứ lo cuộc sống bấp bênh, thoát nghèo rồi lại không biết nghèo lại lúc nào, bây giờ thì nhà tôi yên tâm sản xuất, cuộc sống khá nhiều rồi.”

Điện Biên cần tăng cường nguồn vốn tín dụng chính sách ảnh 1Vợ chồng ông bà Đặng Văn Sỹ - Nguyễn Thị Tươi bên vườn thanh long sai quả
Tương tự, gia đình ông Lý Văn Tên, dân tộc Kháng ở xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ cũng từ nguồn vốn chính sách mà thành công trong việc nuôi trâu sinh sản, trồng keo, thoát hẳn nghèo đói. Sống trong cảnh “bữa đói, bữa no”, giấc mơ thoát nghèo của ông Tên bắt đầu trở thành hiện thực kể từ khi nhận được 30 triệu đồng tiền vốn vay người nghèo từ NHCSXH. Bắt đầu với việc nuôi trâu sinh sản, đến nay tài sản của ông đã ngày một đa dạng, thêm ao nuôi cá và diện tích đồi trồng keo gần nhà. “Nhờ NHCSXH hỗ trợ vốn, với các anh em đoàn thể ở đây động viên, chỉ cho cách làm mà giờ nhà tôi khá nhiều rồi, không lo nghèo nữa rồi.” Ông Tên chia sẻ.

Chỉ tính riêng trong năm 2016, tổng dư nợ của NHCSXH tỉnh Điện Biên tăng 18,6%, đạt tốc độ tăng trưởng dư nợ cao nhất trong những năm gần đây. Trong năm nguồn vốn cho vay đã tạo điều kiện cho 33.685 lượt người nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; góp phần giúp hàng nghìn hộ dân vượt qua ngưỡng nghèo, thu hút, tạo việc làm mới cho 1.200 lao động từ chương trình cho giải quyết việc làm..., góp phần tích cực vào kết quả giảm tỷ lệ người nghèo trong năm 2016 tại tỉnh Điện Biên là 3,2%.

Đặc biệt, các cấp ủy đảng, chính quyền và các ngành đã đặc biệt quan tâm đến hoạt động tín dụng chính sách xã hội, tích cực tham gia nâng cao chất lượng quản lý nguồn vốn ưu đãi và tiếp tục quan tâm chuyển vốn ngân sách địa phương sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác với số vốn tính đến đầu năm 2017 đạt trên 17,6 tỷ đồng.

Nhờ có nỗ lực của NHCSXH Điện Biên cùng sự phối hợp chặt chẽ của cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể nhận uỷ thác vốn vay ưu đãi, tín dụng chính sách của Chính phủ tại tỉnh Điện Biên đã đáp ứng cơ bản được nhu cầu vốn ưu đãi cho người nghèo và các đối tượng chính sách, tạo động lực và cơ hội cho họ vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo ở Điện Biên vẫn còn cao, nhu cầu vay vốn thoát nghèo vẫn còn rất lớn (đến cuối năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo vẫn chiếm đến gần 45% số hộ trên toàn tỉnh). Ông Đàm Xuân Triệu, Giám đốc NHCSXH Điện Biên cho biết “Thời gian tới, NHCSXH Điện Biên sẽ tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy, UNBD, HĐND cùng các ban ngành liên quan thực hiện tốt Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư TW Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, đặc biệt là bổ sung nguồn vốn cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách.

NHCSXH cũng sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng, tận dụng mọi nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân cho vay các chương trình cho người nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, cho vay hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn và các chương trình tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương”.

Đọc tiếp »