Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Làm gì để Tây Bắc bớt nghèo?

Làm gì để Tây Bắc bớt nghèo? - ảnh 2Các đại biểu tại hội nghị

Theo đó, Thống đốc xác định thời gian tới tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với NHCSXH; hỗ trợ NHCSXH để hỗ trợ huy động có nguồn vốn; Hôm nay NHNH đã mời 4 NHTMNN đã đồng hành với NHCS thời gian qua. Tổng nguồn vốn của NHCS mua trái phiếu, đã đạt hơn 80 ngàn tỷ chiếm 50% tổng dư nợ cho vay; NHNN kiên quyết chỉ đạo 4 NHTMNN phải duy trì tiền gửi 2% tại NHCSXH, NHNN cũng tạo điều kiện cho NHCS phát hành trái phiếu; tiếp tục ưu tiên tập trung vốn cho lĩnh vực công nghiệp nông thôn. Thống đốc cũng đề xuất các địa phương, đơn vị tạo điều kiện cơ chế để tạo nguồn vốn cho NHCSXH thời gian tới đồng thời xác định mục tiêu tăng trưởng tín dụng bình quân 14-15%/năm; đảm bảo vốn cho khu vực Tây Bắc cao hơn cả nước; người nghèo; hộ cận nghèo đủ điều kiện được tiếp cận vốn vay…..

Điểm lại đặc thù của vùng kinh tế này trong những năm qua, đại diện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm cũng cho rằng thời gian qua, tín dụng chính sách đã góp phần nỗ lực vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng kết hợp giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho các hộ trong vùng.

Đơn cử Lào Cai là một ví dụ điển hình của sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo, bí thư tỉnh uỷ Nguyễn Văn Vịnh đã điểm lại thành tựu của tỉnh trong thời gian qua có sự đóng góp tích cực của tín dụng chính sách.

“Toàn tỉnh đang thực hiện 13 chương trình tổng doanh số cho vay hơn 2500 tỷ đồng, bình quân cho vay hơn 500 tỷ đồng/năm, tổng dư nợ hết 2015 là gần 2100 tỷ. Tín dụng chính sách tạo điều kiện cho nhân dân đầu tư phát triển kinh tế chăn nuôi, thuỷ sản, nông nghiệp…; cho vay học sinh sinh viên, hỗ trợ nhà ở, tạo an toàn mạnh mẽ trong phát triển kinh tế hộ gia đình, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an ninh chính trị xã hội.”, Bí thư Nguyễn Văn Vịnh nhấn mạnh.

Ông cũng đề xuất thời gian tới, để thực hiện các mục tiêu lớn về đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, tái cơ cấu nông nghiệp, tỉnh sẽ cần các nguồn vốn lớn và rất mong sự quan tâm của Đảng, Nhà nước.

Báo cáo nhìn lại giai đoạn 5 năm từ 2011-2015, Tổng giám đốc NHCS Dương Quyết Thắng cho biết: Thông qua 2.528 điểm giao dịch đặt tại các trụ sở UBND cấp xã, NHCSXH đã triển khai gần 20 chương trình tín dụng chính sách và một số chương trình, dự án nhận ủy thác cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách.

Làm gì để Tây Bắc bớt nghèo? - ảnh 3

Cụ thể, theo ông Dương Quyết Thắng, từ năm 2011 đến nay, đã có trên 2,2 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn từ NHCSXH, trong đó, có trên 1,5 triệu hộ là đồng bào dân tộc được vay vốn; với doanh số cho vay đạt 44.917 tỷ đồng.

“Vốn tín dụng chính sách thực hiện tại vùng trong giai đoạn 2011 - 2015 đã góp phần giúp trên 318 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm mới cho gần 114 nghìn lao động”, Tổng giám đốc NHCS cho biết.

Cũng tại Hội nghị, phát biểu đại diện cho tỉnh Sơn La có ý tưởng chuyển từ vốn cấp dự án lòng hồ sang cho vay ưu đãi. Còn đại diện hội phụ nữ tại Lào Cai cũng khẳng định từ khi có nguồn vốn chính sách này tới, chị em phụ nữ tỉnh đã được tiếp cận rất nhiều (hiện Hội phụ nữ tỉnh đang quản lý 593 tỷ đồng) ngoài ra còn huy động tiết kiệm của chị em để tăng nguồn vốn cho NHCSXH, đẩy mạnh tiết kiệm (25 tỷ đồng)… năng lực chị em, cán bộ hội được nâng lên, gia đình thoát nghèo, phát triển kinh tế. Hàng loạt tấm gương đồng bào dân tộc làm kinh tế tốt, đã chia sẻ kinh nghiệm, và bày tỏ sự biết ơn với đồng vốn tín dụng đã giúp họ và gia đình thực sự xoá nghèo bền vững, đưa đời sống kinh tế gia đình vững chắc đi lên.


Đọc tiếp »

MOOV ký kết hợp tác với Vietnamobile

MOOV hiện là nhà cung cấp dịch vụ âm nhạc kỹ thuật số nước ngoài đầu tiên và duy nhất thực hiện ký kết và hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông của Việt Nam - Vietnamobile. Bằng việc hợp tác chặt chẽ cùng Vietnamobile, tập đoàn PCCW đã đem đến một ứng dụng âm nhạc kỹ thuật số có bản quyền tiêu chuẩn quốc tế với những nội dung giải trí độc quyền đến với đối tượng trẻ tại Việt Nam.

Từ bây giờ, các thuê bao của Vietnamobile có thể trải nghiệm ứng dụng MOOV với dung lượng miễn phí. Đặc biệt, với thuê bao sim PIZZA mới của Vietnamobile, người dùng còn được Vietnamobile dành tặng gói ưu đãi miễn phí 3 tháng truy cập và sử dụng ứng dụng âm nhạc MOOV tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, để có thể thỏa sức giải trí những nội dung độc quyền trên MOOV.

Sim PIZZA là một sản phẩm chưa từng có trên thị trường viễn thông Việt Nam, hứa hẹn mang đến những ưu đãi vượt trội cho thuê bao Vietnamobile, bao gồm giá cước gọi ưu đãi nhất thị trường, với mức giá chỉ từ 990VND/phút cho thuê bao tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng; miễn phí truy cập Facebook, Zalo; và hàng loạt các gói cước ưu đãi độc đáo cho phép người dùng tự “thiết kế” SIM riêng và thay đổi theo thói quen và nhu cầu sử dụng.

MOOV ký kết hợp tác với Vietnamobile - ảnh 1
Ứng dụng MOOV đem đến một thư viện âm nhạc toàn diện với những tuyển tập Vpop, Kpop, Hồng Kông và đa dạng các thể loại nhạc quốc tế từ Mỹ và Anh. Trong tất cả các thể loại âm nhạc kể trên, Kpop được xem như một hiện tượng tại châu Á khi mà phần lớn các bạn trẻ ngày nay đều là fan hâm mộ của thể loại nhạc này.
Đặc biệt hơn nữa, MOOV còn cung cấp lời dịch Tiếng Việt cho các bài hát Tiếng Hàn, giao diện được địa phương hóa và nhiều tính năng cá nhân hoá hơn cho người Việt. Tính năng mang tính đổi mới Lyricsnap!TM kết nối âm nhạc với các phương tiện truyền thông xã hội sẽ giúp người dùng có thể ghép lời bài hát yêu thích cùng với hình ảnh của mình và chia sẻ tâm trạng trên mạng xã hội.

MOOV ký kết hợp tác với Vietnamobile - ảnh 2Ngoài việc cho phép các thuê bao được thỏa sức giải trí và thưởng thức âm nhạc chất lượng mọi lúc mọi nơi, MOOV còn khuyến khích việc nghe có bản quyền bằng những ưu đãi và giảm giá đặc biệt cho người dùng tại các quán cà phê, nhà hàng, quán karaoke và các cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc.

Đọc tiếp »

Samsung thất sủng tại Trung Quốc

Galaxy Note 7 lẽ ra có thể giúp Samsung tăng tốc tại Trung Quốc. Ảnh: ReutersGalaxy Note 7 lẽ ra có thể giúp Samsung tăng tốc tại Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Liu (32 tuổi) cho biết Samsung Electronics đã khẳng định rất nhanh chóng là chiếc Note 7 của anh không nằm trong danh sách bị thu hồi. Nhưng sau các thông tin về khả năng Trung Quốc xảy ra vụ nổ pin đầu tiên, thông báo của Samsung rằng họ không thấy pin có vấn đề gì và chẳng đi kèm lời giải thích nào khác khiến anh cảm thấy không hài lòng.

"Lòng trung thành của tôi với Samsung đã giảm đi đáng kể", anh cho biết, "Samsung từng là ưu tiên số một của tôi. Nhưng giờ thì hết rồi".

Lẽ ra Trung Quốc sẽ là điểm sáng của Samsung trong thời điểm họ phải thu hồi tới cả triệu điện thoại trên toàn cầu. Vì họ vẫn chưa xác nhận bất kỳ sự cố nổ pin nào tại Trung Quốc như tại Mỹ. Tuy nhiên, rất nhiều người đang phàn nàn Samsung không tích cực trấn an người dùng Trung Quốc rằng thiết bị của họ an toàn.

Khả năng Note 7 bị lỗi đang đe dọa nỗ lực tăng trưởng của Samsung tại Trung Quốc. Giữa năm 2014, Samsung từng là thương hiệu số một tại đây. Nhưng hiện tại, họ chỉ đứng thứ 6.

Người Trung Quốc vốn rất nhạy cảm với vấn đề an toàn, đặc biệt sau hàng loạt scandal thực phẩm bẩn hay thuốc giả. Họ cũng rất quan tâm đến việc mình có được đối xử như người tiêu dùng phương Tây hay không.

"Tôi nghĩ rằng người tiêu dùng rất không hài lòng với Samsung. Họ bắt đầu cảm thấy đang bị lợi dụng, và không được tôn trọng", Ben Cavender – nhà phân tích tại China Market Research Group cho biết. Khi được hỏi đã làm gì để trấn an người dùng Trung Quốc, Samsung cho biết trong một thông báo rằng họ tự tin về độ an toàn của Note 7 tại các đại lý được ủy quyền ở đây.

Hồi tháng 6, hãng đồ gia dụng IKEA (Thụy Điển) cũng gặp vấn đề tương tự. Họ thông báo thu hồi các tủ kéo tại Mỹ và Canada vì lo gây tai nạn cho trẻ em. Nhưng họ lại không làm thế ở Trung Quốc ngay lập tức. Việc này khiến rất nhiều người giận dữ để lại bình luận trên Internet rằng IKEA không coi trọng mạng người Trung Quốc. Cuối cùng, đến tháng 7, IKEA đã phải ra thông báo thu hồi tại đây.

Samsung thì giải thích những điện thoại phát nổ là do lỗ sản xuất của pin. Còn Note 7 bán ở Trung Quốc không bị ảnh hưởng, do đến từ nhà sản xuất khác.

Đầu tuần này, Samsung cũng thông báo kết quả điều tra vụ nghi nổ đầu tiên của Galaxy Note 7 tại Trung Quốc cho thấy "có tác động từ bên ngoài". Còn với vụ thứ 2, họ không thể điều tra do người dùng từ chối giao lại điện thoại.

Liu thì băn khoăn liệu Note 7 của Trung Quốc khác gì với điện thoại các nước hay không. "Họ đã vội vàng bỏ qua vấn đề này. Tôi không thấy hài lòng chút nào", anh nói. Với lời giải thích cho trường hợp đầu tiên, anh nghi ngờ: "Chẳng lẽ ý họ là khách hàng cố tình làm nóng điện thoại à? Không có lý gì cả".

Samsung đã khiến khách hàng ngạc nhiên khi cho biết sẽ không thu hồi điện thoại nào tại Trung Quốc, nhưng sau đó lại thu hồi 1.858 chiếc. Họ giải thích đây là những chiếc được phân phối để thử nghiệm trước khi bán ra thị trường, và dùng pin khác những chiếc được bán đại trà sau này.

"Thu hồi 1 triệu điện thoại ở Mỹ, mà chỉ hơn 1.800 tại Trung Quốc nghe có vẻ không thành thật", một người dùng bình luận trên tờ People's Daily, "Lo lắng về việc những điện thoại không bị thu hồi có phát nổ không sẽ khiến người dùng ở đây phát điên".

Samsung là thương hiệu điện thoại bán được nhiều nhất toàn cầu. Nhưng tại Trung Quốc, họ hiện đứng sau Huawei, Vivo, Xiaomi, Oppo và cả Apple. Note 7 "lẽ ra đã là cơ hội tốt để tăng doanh số, nhưng họ đã bỏ lỡ nó", Liu cho biết.

Tại một cửa hàng của China Mobile, khách hàng nào thấy Note 7 bày bán cũng hỏi về việc nổ pin. "Doanh số bán Note 7 bị ảnh hưởng đôi chút vì sự cố này. Nhưng chúng tôi vẫn đang bán được hàng", một nữ nhân viên cho biết, "Ngày nào chúng tôi cũng giải thích cho họ. Nhưng tin hay không thì đành tùy vào họ thôi".

Còn tại một cửa hàng khác cũng của China Mobile tại Bắc Kinh, Note 7 màu đen đã cháy hàng. Li - một nhân viên tại đây cho biết chẳng ai hỏi về sự cố này cả. "Vẫn có những khách hàng chỉ thích Samsung và không mấy quan tâm đến việc này", anh cho biết.

Dù vậy, Cavender cho rằng về lâu dài, doanh số Note 7 tại Trung Quốc có thể chịu tác động lớn. "Những người chuẩn bị mua điện thoại sẽ chuyển sang Apple hoặc các thương hiệu trong nước như Huawei. Mà nếu vẫn thích Samsung, chắc họ sẽ đợi dòng tiếp theo, vì chẳng ai muốn chấp nhận rủi ro mua sản phẩm lỗi đâu", anh kết luận.

Đọc tiếp »

Túi xách 'kinh dị' đính đầu mèo có giá nghìn đô

Thương hiệu Tradme vừa cho ra mắt một sản phẩm túi xách “không đụng hàng” – túi xách làm từ da mèo còn nguyên lông và đầu. Trademe quảng cáo “chiếc túi xách này dành cho những cô gái yêu thời trang và sẽ thu hút ánh nhìn ở bất cứ nơi nào bạn đến.”

Dây đeo của túi xách có thể điều chỉnh độ dài theo ý thích. Nếu khách hàng biết cách bảo quản, chiếc túi này sẽ vẫn giữ được vẻ ngoài tươi mới qua nhiều năm sử dụng.

Túi xách 'kinh dị' đính đầu mèo có giá nghìn đô - ảnh 1Chiếc túi xách được quảng cáo là không dành cho người yếu tim.
Được biết, sản phẩm túi xách da mèo được tạo ra bởi Clare Hobbs – người làm tiêu bản động vật nổi tiếng ở New Zealand. Giá khởi điểm của chiếc túi này là 1.400 USD (tương đương 31,5 triệu đồng).

Nhà sản xuất khẳng định không có con vật nào bị giết để chế tác sản phẩm này. Theo tiết lộ của Clare Hobbs, cô đã sử dụng da của một con mèo hoang bị xe cán chết trên đường để làm túi. Clare chỉ đơn thuần muốn thể hiện niềm đam mê và mong muốn thiết kế các sản phẩm siêu thực từ mèo.

Tuy nhiên, chiếc túi kinh dị này vẫn vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận. Những người yêu động vật cho biết họ cảm thấy việc sản xuất ra một chiếc túi như vậy là điều không thể chấp nhận được.

Chiếc túi được đưa ra đấu giá hôm 21/9.

Đọc tiếp »

Thế Giới Di Động rời Big C - lời cảnh báo cho mô hình 'shop in shop'

Tâm lý của người dân Việt lại thích mua các sản phẩm điện tử, điện thoại ở cửa hàng chuyên dụng để thoải mái trong trải nghiệm. Ảnh minh họaTâm lý của người dân Việt lại thích mua các sản phẩm điện tử, điện thoại ở cửa hàng chuyên dụng để thoải mái trong trải nghiệm. Ảnh minh họa

Việc Công ty cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) công bố rút 22 cửa hàng ra khỏi Big C Việt Nam theo yêu cầu của bên cho thuê địa điểm khiến dư luận đặt ra nhiều nghi vấn. Theo các chuyên gia, ngoài việc Central Group (chủ mới của Big C) đã sở hữu một đơn vị kinh doanh gần tương đồng (siêu thị điện máy Nguyễn Kim) thì mô hình “shop in shop”, nhất là với mặt hàng đặc thù này, dường như đã kém hấp dẫn.

Khi rút khỏi Big C, ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch Thế Giới Di Động cũng cho biết, thực tế doanh số 22 cửa hàng trong hệ thống này khá thấp so với 1.000 cửa hàng bên ngoài, nên không tác động nào đáng kể đến sự tăng trưởng doanh thu trong 8 tháng của công ty.

Với mô hình mới, dù hoạt động được một năm ở Big C song doanh thu không đáng kể. Mặt khác, đơn vị này cũng cho biết có chút khó khăn là một số ngành hàng chưa thể kinh doanh tại BigC như thẻ cào, máy cũ. Ngoài ra, việc xuất và nhập thông qua cổng BigC còn khó khăn… Mới đây, Thế Giới Di Động muốn chuyển qua bán điện máy và hai bên đã không đạt được thỏa thuận phù hợp nên chấm dứt hợp đồng.Trước đó, Thế Giới Di Động cũng đã từng triển khai mô hình “shop in shop” từ rất lâu tại Bình Dương. Tuy nhiên, do cách thức vận hành còn nhiều hạn chế khiến khách hàng không có được sự thuận lợi cần thiết.

Đơn cử như diện tích gian hàng chỉ ở mức 12m2, phụ thuộc BigC ở khâu thanh toán, các khuyến mại nhận được khi mua phải mang ra siêu thị thegioididong.com bên ngoài mới được áp dụng hoặc các đơn hàng online khó xử lý... Chính vì những hạn chế này nên thử nghiệm lần đầu đã không đạt được thành công.

Không có cái kết chóng vánh như câu chuyện giữa Thế Giới Di Động và BigC nhưng mô hình bán hàng điện tử, di động của nhiều doanh nghiệp trong các hệ thống siêu thị hiện nay cũng kém hấp dẫn.

Từ cuối năm 2009, mô hình "shop in shop" (cửa hàng nằm trong cửa hàng) của chuỗi bán lẻ Viễn Thông A đã bắt đầu đưa vào các hệ thống CoopMart, Lotte Mart… nhưng hoạt động khá mờ nhạt.. Tại các hệ thống siêu thị Lotte ở quận 10, nhân viên bán hàng của Viễn Thông A cho biết lượng khách đến nhiều nhưng đa phần là các bà nội trợ, chỉ quan tâm tới thực phẩm, đồ gia đình chứ ít khi ghé xem điện thoại. “Có ngày chỉ có vài khách trẻ tuổi ghé xem nhưng ít người chuẩn bị sẵn hầu bao để mua. Các mẫu sản phẩm cũng không đa dạng như cửa hàng lớn”, nhân viên ở đây cho biết.

Một cửa hàng khác của Viễn Thông A tại Lotte Mart Gò Vấp (TP HCM) cũng không mấy khách ghé mua. Nhân viên cho hay, cửa hàng mới hoạt động được 5 tháng với định hướng chỉ tập trung phân phối các dòng điện thoại thông minh, máy tính bảng và linh phụ kiện điện tử nên sản phẩm kém đa dạng hơn bên ngoài. Vì không gian tương đối hẹp nên việc lựa chọn sản phẩm cũng không khiến khách hàng hào hứng dẫn đến sức mua cũng khó cạnh tranh. Mặt khác, chi phí mặt bằng, nhân viên cũng khá cao nên lợi nhuận đạt được thấp.

Gần đây, dù đơn vị này áp dụng hàng loạt ưu đãi giảm giá, combo quà tặng và tích lũy 1% giá trị trên mỗi sản phẩm vào thẻ mua sắm của hệ thống Lotte nhưng khách hàng vẫn không mặn mà. Lượng khách tham quan và dùng thử sản phẩm cũng rất thưa thớt.

Nhìn nhận về vấn đề trên, một chuyên giá bán lẻ tại TP HCM cho rằng, việc các doanh nghiệp di động, viễn thông chọn mở cửa hàng tại các hệ thống siêu thị với mong muốn lượng lớn khách hàng đi siêu thị sẽ để ý tới sản phẩm điện tử, di động. Tuy nhiên, tâm lý của người dân Việt lại thích mua các sản phẩm này ở cửa hàng chuyên dụng để thoải mái trong trải nghiệm, lựa chọn và thuận tiện trong thanh toán, bảo hành. Cho nên, mô hình này tại Việt Nam vẫn chưa thực sự hấp dẫn. Vì vậy, việc rút lui của Thế Giới Di Động tại BigC là chuyện bình thường vì mô hình khó phát triển trong khi hai bên bó hẹp lợi ích với nhau.

Riêng việc về thông tin cho rằng BigC “đuổi” Thế Giới Di Động để “dọn đường” cho Nguyễn Kim cũng là một lý do. Tuy nhiên, theo chuyên gia trên, thực tế lý do này cũng không mấy chính xác vì bên trong một số siêu thị BigC vẫn đang có các cửa hàng kinh doanh các sản phẩm công nghệ, phụ kiện… của chuỗi bán lẻ Viễn Thông A.

Ông Đỗ Thanh Năm - Giám đốc Công ty tư vấn và hỗ trợ chiến lược Win-Win cũng đánh giá, mặc dù hệ thống siêu thị là nơi tập trung khách hàng nhưng không phải loại sản phẩm nào cũng được khách hàng đón nhận. Để bán mặt hàng điện tử hút khách thì quy mô cửa hàng tại đây cũng là yếu tố then chốt. Nếu không có sự đa dạng về sản phẩm, quy mô kém hấp dẫn thì khách hàng sẽ chỉ dạo qua chứ không mua.

So sánh với các cửa hàng chuyên biệt, chuyên gia này cho rằng mô hình “shop in shop” chắc chắn kém hấp dẫn hơn và doanh thu cũng chỉ bằng 1/10 so với hệ thống chuyên biệt, thậm chí thấp hơn. Đây cũng là lý do vì sao khi rút khỏi Big C lãnh đạo Thế Giới Di Động cho rằng không có bất cứ tác động mạnh nào tới doanh thu và lợi nhuận của hệ thống.

Đọc tiếp »

Xử nghiêm kinh doanh du lịch trái phép

Phó thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế. Đồng thời yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo Sở Du lịch, cùng các sở, ban, ngành liên quan tăng cường công tác quản lý, bảo đảm an ninh trật tự trong hoạt động kinh doanh lữ hành.

Trước đó, các hoạt động kinh doanh du lịch tại Quảng Ninh gặp phải nhiều vấn đề trong quản lý. Nhiều cơ sở dịch vụ du lịch được mở ra, các hình thức kinh doanh du lịch bị biến tướng, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường kinh doanh và chất lượng du lịch.

Đặc biệt, vừa qua dư luận phản ứng mạnh mẽ tình trạng tổ chức ăn uống trong hang động trên vịnh Hạ Long của một số cơ sở kinh doanh du lịch.

Đọc tiếp »

Vận hành chung cư sắp hết “độc quyền”

Theo đó, để chống độc quyền trong cung cấp các dịch vụ quản lý, vận hành, Bộ Xây dựng quy định: Mỗi tòa nhà chung cư chỉ có một đơn vị quản lý vận hành; Mỗi cụm chung cư có một đơn vị quản lý vận hành hoặc mỗi tòa nhà trong cụm có một đơn vị quản lý vận hành riêng theo quyết định của hội nghị cụm nhà chung cư.

Ngoài ra, Bộ Xây dựng giao sở xây dựng các tỉnh phải công khai mọi thông tin của đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư trên cổng thông tin điện tử của mình để người dân được quyền lựa chọn, ký hợp đồng trực tiếp…

Đọc tiếp »

Phân bón Trung Quốc 'đại náo' thị trường Việt

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Tính chung 8 tháng, Việt Nam nhập khẩu 2,6 triệu tấn mặt hàng này, trị giá 736 triệu USD. Thị trường nhập khẩu phân bón lớn nhất vẫn là Trung Quốc, 8 tháng đạt 1,2 triệu tấn, tương đương 305 triệu USD. Như vậy, lượng phân bón nhập khẩu chỉ riêng từ thị trường Trung Quốc đã chiếm gần 50% lượng phân bón nhập khẩu cả nước.

Nhiều chuyên gia cho rằng, cần áp dụng biện pháp tự vệ với sản phẩm urê trong phân bón tương tự như phôi thép và bột ngọt để hạn chế hàng nhập khẩu giá rẻ trong thời gian qua, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế.

Đọc tiếp »

Sáu thứ trưởng Bộ Tài chính được khoán tiền xe công

Trụ sở Bộ Tài chínhTrụ sở Bộ Tài chính

Theo quyết định của Bộ trưởng Tài chính, 6 vị thứ trưởng của bộ này sẽ được khoán tiền sử dụng xe công từ 3,96 triệu đồng đến mức cao nhất là 9,9 triệu đồng/người/tháng.

Nội dung trên nằm trong Quyết định số 1997/QĐ-BTC quy định chế độ khoán kinh phí sử dụng xe ô tô của Bộ Tài chính vừa được ban hành. Theo mức khoán này, dự kiến một tháng, tiền khoán xe cho các thứ trưởng của Bộ Tài chính là 44,22 triệu đồng.

Cụ thể, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Chí và Thứ trưởng Trần Xuân Hà sẽ có mức khoán kinh phí sử dụng là 9,9 triệu đồng/tháng (với số km khoán tương đương là 15 km/lượt). Thứ trưởng Vũ Thị Mai và Thứ trưởng Trần Văn Hiếu được áp dụng mức kinh phí sử dụng xe công là 5,28 triệu đồng, tương đương với số km đi là 8 km/lượt. Chỉ có Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải được áp dụng mức khoán thấp nhất với số tiền 3,96 triệu đồng do khoảng cách đi lại là 6 km/lượt.

Theo Cục Quản lý Công sản, hiện nay, cả nước có khoảng 40.000 xe công và chi phí cho mỗi chiếc xe công trung bình 320 triệu đồng/năm.

Đọc tiếp »

Ngân hàng Chính sách: 5 năm gắn bó “lõi” nghèo Tây Bắc

5 năm qua, hơn 318 nghìn hộ đã thoát nghèo nhờ khởi nguồn bằng đồng vốn vay Ngân hàng Chính sách.5 năm qua, hơn 318 nghìn hộ đã thoát nghèo nhờ khởi nguồn bằng đồng vốn vay Ngân hàng Chính sách.

Chúng tôi biết ơn đồng vốn chính sách

Hội nghị tổng kết 5 năm tín dụng chính sách xã hội vùng Tây Bắc diễn ra tại Lào Cai sáng 21/9. Không chỉ nhìn lại quá trình tham gia vào xoá đói giảm nghèo 5 năm qua, tại hội nghị, các đại biểu đã bàn thấu đáo đến thực trạng các tỉnh, huyện nghèo Tây Bắc và cách thức làm sao phát triển kinh tế, giảm tối đa tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn tới.

Giang Mí Páo sinh năm 1986 đến từ thôn Xín Suối Hồ, xã Cán Tỷ, (huyện Quản Bạ, Hà Giang) trình bày trước hội nghị với chất giọng của người Mông nói tiếng Kinh còn chưa sõi hết, Giàng Mí Páo nhớ lại giai đoạn khó khăn năm 2008, cha bị bệnh mất gia đình đói phải chạy ăn từng bữa. Rồi sau đó, hai vợ chồng trẻ ra ở riêng không có gì ngoài 600 mét đất vừa gieo ngô, trồng lúa.

Năm 2010, chàng thanh niên quyết định khởi nghiệp bằng vay vốn 10 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách để trồng lúa năng suất cao làm ruộng bậc thang; năm 2011 vay tiếp 15 triệu lên Mèo Vạc, Đồng Văn tìm giống tốt nuôi bò; rồi dần dần khi đàn bò đã phát triển lên; đến năm 2016, nhà anh Páo lại vay tiếp để mở cửa hàng kinh doanh điện tử. Đến nay, chàng trai dân tộc Mông đã mua được cả ô tô chở hàng. “Nhờ có đồng vốn vay NHCS gia đình tôi đã có công ăn việc làm, thu nhập đời sống mới khấm khá, tôi rất biết ơn ngân hàng”, anh Páo cảm động nói. Hồi hộp xúc động, chị Cà Thị Nghĩa, tổ trưởng tổ vay vốn tiết kiệm bản Huổi Ôm , xã Ẳng Tở, Mường Áng, Điện Biên cũng đã đem đến lời cảm ơn chân thành của không chỉ cá nhân gia đình chị mà của hàng chục phụ nữ tổ vay vốn. Theo lời chị Nghĩa, cũng nhờ “khởi đầu” từ những đồng vốn của NHCS, những người phụ nữ cả đời không ra khỏi thôn bản đã học và biết làm kinh tế như nuôi lợn, nuôi bò, buôn bán nhỏ. Từ đó, kéo nhau lớn dần thành những tổ vay vốn làm ăn hiệu quả. “NHCS đã đồng hành giúp chúng tôi thoát nghèo, chúng tôi thực sự biết ơn”, chị Nghĩa nói.

Giúp 310 nghìn hộ thoát nghèo

Báo cáo nhìn lại giai đoạn 5 năm từ 2011-2015, Tổng giám đốc NHCS Dương Quyết Thắng cho biết: Thông qua 2.528 điểm giao dịch đặt tại các trụ sở UBND cấp xã, NHCSXH đã triển khai gần 20 chương trình tín dụng chính sách và một số chương trình, dự án nhận ủy thác cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách. Cụ thể, từ năm 2011 đến nay, đã có trên 2,2 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn từ NHCSXH, trong đó, có trên 1,5 triệu hộ là đồng bào dân tộc được vay vốn; với doanh số cho vay đạt 44.917 tỷ đồng. Vốn tín dụng chính sách thực hiện tại vùng trong giai đoạn 2011 - 2015 đã góp phần giúp trên 318 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm mới cho gần 114 nghìn lao động.

Thời gian tới, xác định mục tiêu tăng trưởng tín dụng bình quân cho NHCSXH là 14-15%/năm. Phải đảm bảo vốn cho khu vực Tây Bắc cao hơn cả nước; làm sao để người nghèo và hộ cận nghèo đủ điều kiện được tiếp cận vốn vay.


Thống đốc Lê Minh Hưng

Đến ngày 31/8/2016, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 32.194 tỷ đồng, hiện có trên 1,2 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang vay vốn. Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 của vùng Tây Bắc là 12,6%, cao hơn bình quân chung toàn quốc là 2,8%; Tỷ lệ nợ quá hạn của vùng chỉ chiếm 0,25% trên tổng dư nợ, thấp hơn bình quân chung của toàn hệ thống.

Tuy nhiên, ông Thắng cũng thừa nhận tuy đạt được những kết quả tích cực, nhưng hoạt động tín dụng chính sách vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững (tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo vùng Tây Bắc còn cao gấp 3 lần cả nước); nguồn vốn địa phương của các tỉnh trong vùng Tây Bắc dành để cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn còn hạn chế; việc phối hợp với hoạt động khuyến nông và tiêu thụ sản phẩm chưa tốt; ngoài ra những điều kiện khắc nghiệt của vùng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của hộ vay.

Bàn cách gọi vốn cho Tây Bắc

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban kinh tế Trung ương kiêm Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc - Nguyễn Văn Bình đã nhấn mạnh: Vùng Tây Bắc vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như có 45/64 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; tỷ lệ hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao (tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn giai đoạn 2011 - 2015 chiếm 34,58%), diện cận nghèo và tái nghèo lớn... Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc cũng nhấn mạnh trong 5 nhiệm vụ của Tây Bắc thời gian tới, nhiệm vụ đầu tiên là xoá đói giảm nghèo. Cụ thể, ông yêu cầu ngành ngân hàng và NHCS tăng cường đầu tư tín dụng cho Tây Bắc thời gian tới. “Hiện không một nước nào trên thế giới có cỡ vốn xấp xỉ 7 tỷ USD thường xuyên ổn định để cho người nghèo vay như mô hình NHCS tại Việt Nam. Thời gian tôi làm Thống đốc, thiếu vốn cho NHTM nào bàn sau, nhưng vốn cho NHCSXH bao giờ cũng đủ”, ông Bình chia sẻ. Ông cho rằng cần xây dựng cơ chế xoá đói giảm nghèo đặc thù cho Tây Bắc, vùng lõi nghèo của cả nước.

Trăn trở tìm nguồn vốn cho NHCSXH để hỗ trợ Tây Bắc nhiều hơn, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng, Chủ tịch NHCSXH cũng cho rằng: Tốc độ tăng trưởng dư nợ của Tây Bắc là 12% cao hơn dư nợ bình quân của cả nước cho thấy sự ưu tiên của NHCSXH”, Thống đốc Hưng nói. Cùng đó, Thống đốc cũng xác định nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới NHNN sẽ hỗ trợ NHCSXH để hỗ trợ huy động có nguồn vốn. “Hôm nay NHNH đã mời 4 NHTMNN đã đồng hành với NHCS thời gian qua. Tổng nguồn vốn của NHCS mua trái phiếu, đã đạt hơn 80 ngàn tỷ chiếm 50% tổng dư nợ cho vay trong đó bao gồm tiền gửi 2% của 4 NHTMNN và mua trái phiếu bắt buộc do NHCS phát hành của các NH này; NHNN cũng kiên quyết chỉ đạo 4 NHTMNN phải duy trì tiền gửi 2% tại NHCSXH. NHNN cũng tạo điều kiện cho NHCS phát hành trái phiếu; tiếp tục ưu tiên tập trung vốn cho lĩnh vực công nghiệp nông thôn”, Thống đốc nói. Đặc biệt, Thống đốc yêu cầu NHCSXH cần tập trung một số nhiệm vụ như: xác định mục tiêu tăng trưởng tín dụng bình quân 14-15%/năm; đảm bảo vốn cho khu vực Tây Bắc cao hơn cả nước; người nghèo; hộ cận nghèo đủ điều kiện được tiếp cận vốn vay; nghiên cứu rà soát nhằm phát hiện bất cập trong quá trình thực hiện tín dụng ưu đãi đề xuất với Chính phủ để có những điều chỉnh để đáp ứng CSXH trong thời gian tới.

Nhân lễ tổng kết 5 năm chính sách tín dụng Tây Bắc, chiều 21/9, Ban chỉ đạo Tây Bắc đã đến thăm và trao quà tại Trung tâm công tác xã hội tỉnh Lào Cai. Tại đây thay mặt Ban chỉ đạo Tây Bắc, ông Nguyễn Văn Bình đã trao tặng Trung tâm số tiền 200 triệu đồng. Cùng đó, Thống đốc Lê Minh Hưng cũng trao tặng quà của Ngân hàng Chính sách cho 87 em nhỏ đang sống tại đây.

Đọc tiếp »

Những khác biệt vượt trội của dự án HongKong Tower

Hiện nay chỉ có những chủ đầu tư uy tín, chuyên nghiệp mới có thể đi đường dài trên thị trường như dự án HongKong Tower.

Cùng phân tích những lý do khiến dự án này sẽ trở thành điểm nóng của bất động sản Thủ đô trong tương lai gần!

Vị trí cực đẹp trong nội thành

Với việc giới hạn mật độ xây dựng, chiều cao các công trình của thành phố Hà Nội, phải khẳng định ngay, đây là một trong không nhiều những dự án tại khu vực 4 quận nội thành cũ.

Dự án HongKong Tower là một trong số ít dự án nằm tại đất ‘vàng’ nội đô, được xây dựng với 2 tòa 23 và 27 tầng tại 243 Đê La Thành, cạnh công viên Thủ Lệ, Đại sứ quán Nga, Khách sạn Daewoo, Lotte Center... Với sự kết nối dễ dàng với các trục đường giao thông lớn như Cầu Giấy, Kim Mã, Láng... khách hàng có thể dễ dàng di chuyển đến các địa điểm trong thành phố.

Đặc biệt là từ khi tuyến đường vành đai 2 đi vào hoạt động, cư dân tại dự án này có thể dễ dàng di chuyển theo trục đường này để đi lên đường Võ Chí Công, Võ Nguyên Giáp đến sân bay Nội Bài.

Mặt khác, tuyến đường Thái Hà-Voi Phục kéo dài chạy qua trước mặt dự án đang chuẩn bị khởi công, càng làm vị trí của dự án thêm đắt giá.

Những khác biệt vượt trội của dự án HongKong Tower - ảnh 1

Phong thủy cực thịnh

Dự án nằm trên đường đê La Thành, một đoạn đường có lịch sử gắn với Thăng Long ngàn năm tuổi. Có thể nói đây là một trong những vị trí cao nhất của Thủ đô. Khi trời mưa, cư dân không phải lo đến chuyện ngập úng. Còn nhớ trận lụt kỉ lục của Hà Nội cuối năm 2008, đê La Thành trở thành con đường di chuyển chính do các con đường khác đều ngập nước.

Từ dự án, cư dân có thể phóng tầm mắt ngắm hồ Thủ Lệ, một trong những hồ lớn và đẹp nhất Thủ đô. Nơi đây có đền Voi Phục - một trong Thăng Long tứ trấn. Với những yếu tố vượng khí như vậy có thể sẽ mang lại cho cư dân tại đây nhiều may mắn.

Thiết kế kết hợp hài hòa 2 yếu tố nghỉ dưỡng và nhà ở theo xu hướng “2R-Resort and Residence”

Dự án bao gồm 2 tòa tháp cao tầng: tháp A (27 tầng) và tháp B (23 tầng) với chỉ có số lượng hạn chế là 232 căn hộ được thiết kế sang trọng, với tiện ích nội khu đa dạng như hồ bơi, câu lạc bộ, sân đi dạo, ghế ngồi thư giãn ngoài trời, phòng sinh hoạt cộng đồng, phòng chơi cho trẻ, khu vực tập Yoga... với hướng nhìn ra công viên Thủ Lệ, hồ Láng Thượng, hồ Ngọc Khánh....

Diện tích căn hộ cũng rất linh hoạt để khách lựa chọn. Trong đó, Tháp A có27 tầng gồm 6 thang máy. Diện tích từ: 94m2 - 127m2. Từ tầng 26 trở lên là các căn hộ Duplex với diện tích từ 200m2 - 400m2.

Tháp B có23 tầng. Từ tầng 3 - 13 là các căn có diện tích nhỏ từ: 41,8m2 - 77,6m2. Từ tầng 14 đến tầng 21 diện tích từ: 97m2 - 108m2. Từ tầng 22 trở lên là các căn hộ Duplex có diện tích từ 200m2 - 400m2.

Các phòng đều được thiết kế thoáng gió và tràn ngập ánh sáng tự nhiên, giúp cư dân tận hưởng nguồn năng lượng nắng, gió tự nhiên từ công viên Thủ Lệ, các hồ Thủ Lệ, Láng Thượng, Ngọc Khánh và thư thái trong không gian yên bình từ ban công hay trên vườn thiền Sky Park.

Đại diện chủ đầu tư cho biết: “Nắm bắt nhu cầu của những khách hang cao cấp là muốn sở hữu một không gian yên bình, xanh mát, mà vẫn có thể hòa mình cùng nhịp sống tiện nghi, hiện đại, để phát huy lợi thế vị trí vàng của mình, chúng tôi đã đầu tư rất nhiều vào mảng thiết kế cũng như trang thiết bị nội thất sang trọng, các căn hộ đều có 2 mặt thoáng, như tháp B chúng tôi chỉ có 6 căn hộ/1 tầng, nhưng có tới 5 thang máy..., các yếu tố đảm này bảo tiêu chí cao cấp của dự án”.

Những khác biệt vượt trội của dự án HongKong Tower - ảnh 2

Hạ tầng xã hội đầy đủ xung quanh

HongKong Tower nằm gần các trường đại học lớn như Đại học Ngoại thương, Giao thông vận tải, Đại học Luật, Học viện Ngoại Giao…, cạnh trung tâm thương mại Vincom Center 56 Nguyễn Chí Thanh, Lotte Center…

Chị La Hoàn, một khách hàng đang có nhu cầu mua nhà tại dự án này cho biết: “Những khoảng xanh trong nội thành Hà Nội hiện rất ít. Những công viên như Thủ Lệ trở thành điểm vui chơi lý tưởng cho trẻ em. Tôi sẽ mua nhà tại dự án này vì có thể dắt con xuống đường đi bộ vào công viên Thủ Lệ chơi hàng ngày...”

Quanh dự án là khu vực cửa hàng sầm uất trên các tuyến đường Kim Mã, Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh. Khu đường Bưởi vừa được cải tạo lại cũng hứa hẹn là một khu vực phát triển mới. Cư dân dễ dàng theo trục đường này lên đường Lạc Long Quân và ngắm hồ Tây thơ mộng...

Những khác biệt vượt trội của dự án HongKong Tower - ảnh 3

Nguồn đầu tư đảm bảo.

Đây là vấn đề được khá nhiều khách hàng quan tâm. Hiện tại dự án HongKong Tower đã nhận được sự tài trợ và bảo lãnh của Ngân hàng Quốc dân, nên khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về nguồn tài chính đảm bảo việc phát triển dự án. Đặc biệt dự án Hong Kong Tower là một trong số rất ít dự án có bảo lãnh ngân hàng cho từng khách hàng lẻ mua căn hộ. Ngoài ra khách hàng có thể vay vốn từ các ngân hang khác như Vietcombank, Viettinbank với lãi suất ưu đãi. Hong Kong Tower cũng là một trong những dự án đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước.

Đảm bảo tiến độ công trình.

Hiện nay HongKong Tower đang được tiến hành xây dựng với tiến độ 8 ngày/ sàn và đã xây đến tầng 16. Dự kiện, lễ cất nóc sẽ diễn ra vào đầu năm 2017.

Những khác biệt vượt trội của dự án HongKong Tower - ảnh 4
Chính sách giá tốt

Chủ đầu tư cho biết sẽ có nhiều ưu đãi cho khách hàng mua căn hộ dịp này như:

* Tặng gói lãi suất 0% trong 6 tháng hoặc tặng ngay 350.000đ/m2
* Tặng 4 năm phí dịch vụ
* Tặng 350.000đ/m2 cho khách hàng đóng trước 70% giá trị căn hộ

Với tiến độ bán hàng hiện nay, dự báo dự án Hong Kong Tower sẽ là một trong những dự án được săn đón nhất trong thời gian từ nay đến cuối năm.

Tới đây ngày, 01/10 Chủ đầu tư cùng đơn vị phân phối VUD và EZ Việt Nam tổ chức buổi Lễ giới thiệu dự án tại Khác sạn Deawoo Hà Nội. Khách hàng đặt mua căn hộ trong thời điểm này được bốc thăm trúng thưởng xe máy SH 125i và nhiều quà tặng hấp dẫn khác.

Đơn vị phân phối:

Công ty CP đầu tư & Phát triển BĐS EZ Việt Nam (EZ Property)

Hotline: 0934.658.168

Công ty CP Quản lý đầu tư và Phát triển đô thị Việt Nam (VUD)

Hotline: 0938.316.866

Website: www.hongkongtower-kanglong.com


Đọc tiếp »

Giá vàng hôm nay 22/9: Tăng mạnh theo vàng thế giới

Thời điểm 9h15, tại Hà Nội, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng miếng SJC hôm nay ở mức 36,26 - 36,32 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 80.000 đồng mỗi lượng so với giá vàng cuối ngày hôm qua.

Cùng thời điểm, tại thị trường TP.HCM, Công ty SJC niêm yết giá vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 36,14 - 36,4 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 100.000 đồng mỗi lượng so với giá vàng chốt ngày hôm qua.

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng sáng nay tiếp tục tăng nhẹ sau khi tăng 16 USD mỗi ounce trong ngày hôm qua. Hiện vàng thế giới bán ra ở mức 1.333 USD/oz, tăng 2 USD mỗi ounce so với giá vàng hôm qua.

Như vậy, giá vàng trong nước hôm nay vẫn cao hơn vàng thế giới khoảng 400.000 đồng mỗi lượng (quy đổi theo tỷ giá liên ngân hàng).

Theo các nhà phân tích, giá vàng tăng mạnh sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ quyết định chưa tăng lãi suất đồng USD, do nên kinh tế Mỹ phục hồi thấp, không như kỳ vọng. Điều này khiến đồng USD mất giá và hỗ trợ giá vàng tính theo USD tăng lên.

Trên thị trường tỷ giá, tỷ giá teung tâm hôm nay được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 21.944 đồng đổi 1 USD.

Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại bất ngờ giảm sau 2 phiên tăng liên tiếp. Cụ thể, Ngân hàng Vietcombank hiện niêm yết tỷ giá USD ở mức 22.275 – 22.345 đồng/USD (mua – bán), giảm 5 đồng mỗi USD so với tỷ giá hôm qua.

Ngân hàng Eximbank hiện niêm yết ở mức 22.265 - 22.345 đồng/USD (mua - bán), giảm 5 đồng mỗi USD so với tỷ giá hôm qua.

Trên thị trường dầu thô, giá dầu thô thế giới cũng tăng giá nhẹ. Hiện giá dầu Brent ở mức 46,83 USD/thùng (tăng 0,95 USD), giá dầu WTI ở mức 45,34 USD/thùng (tăng 1,29 USD).

Đọc tiếp »

'Ông lớn' dầu khí mỗi ngày trả lãi ngân hàng 23 tỷ đồng

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giảm sâu về lợi nhuận Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giảm sâu về lợi nhuận

Giá dầu giảm mạnh trong những năm gần đây “đe dọa” tới hoạt động kinh doanh của ngành dầu khí. Vì vậy, không ai ngạc nhiên nếu lợi nhuận các ông lớn dầu khí sụt giảm.

Dù vậy, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vẫn khiến nhiều người bất ngờ khi lợi nhuận sau thuế giảm hơn nửa tỷ USD. Không chỉ đối mặt với tình trạng lợi nhuận giảm mạnh, PVN còn gặp áp lực nợ.

Lãi giảm hơn nửa tỷ "đô"

Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2015 của PVN, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2015 của Tập đoàn đạt 30.695 tỷ đồng, giảm 12.216 tỷ đồng (hơn nửa tỷ đô), tương ứng 28,5% so với năm 2015.

Giá dầu sụt giảm mạnh chính là nguyên nhân khiến doanh thu đi lùi, từ đó ảnh hưởng tới lợi nhuận. Doanh thu năm 2015 tại PVN đạt 293.440 tỷ đồng, giảm 79.967 tỷ đồng (tương đương 3,6 tỷ USD) so với năm 2014.

Trong năm 2015, hoạt động tài chính “gỡ gạc” lại phần nào cho PVN khi tăng khá mạnh. Doanh thu hoạt động tài chính tăng từ 11.972 tỷ đồng năm 2014 lên 18.730 tỷ đồng năm 2015. Khác với nhiều doanh nghiệp khác, doanh thu hoạt động tài chính của PVN đến từ nhiều nguồn.

Nguồn đầu tiên và quan trọng nhất chính là lãi tiền gửi, tiền cho vay lên tới 6.963 tỷ đồng (con số này năm 2014 thậm chí còn đạt 8.370 tỷ đồng). Ngoài ra, PVC còn được hưởng 4.558 tỷ đồng từ tiền lãi dầu từ Vietsopetro, 4.448 tỷ đồng từ doanh thu khí, condensate,…

Điều đáng nói, trong khoảng thời gian khó khăn như năm 2015, tổng tài sản của PVN giảm nhẹ. Tại thời điểm cuối năm, chỉ tiêu này dừng ở mức 759.258 tỷ đồng, giảm 1.281 tỷ đồng so với năm 2014.

Tài sản dở dang dài hạn là nguyên nhân khiến tài sản PVN đi lùi. Cuối năm, tài sản dở dang dài hạn chỉ đạt 41.268 tỷ đồng, sau khi giảm từ 60.515 tỷ đồng của năm 2014.

Nợ chồng chất

Sở hữu khối tài sản khổng lồ nhưng PVN vẫn phải tăng cường đi vay. Tại thời điểm cuối năm 2015, tổng vay, nợ thuê tài chính ngắn hạn và vay, nợ thuê tài chính dài hạn đạt tới 183.842 tỷ đồng, chiếm 65,4% vốn góp chủ sở hữu.

Nợ quá nhiều khiến PVN phải gánh khoản chi phí lãi vay hành năm rất lớn. Nếu năm 2014, chi phí tài chính tại PVN “chỉ” là 8.316 tỷ đồng thì sang năm 2015, con số này tăng gấp đôi, vọt lên 16.891 tỷ đồng. Chi phí tài chính tại PVN nhiều hơn 50% lợi nhuận sau thuế. Có thể thấy, PVN cũng là một trong các ông lớn bị tiền lãi ngân hàng “ăn mòn” lợi nhuận.

Như vậy, bình quân mỗi ngày, ông lớn ngành dầu khí phải trả gần 23 tỷ đồng tiền lãi.

Điều đáng nói, có vẻ PVN mạnh dạn đi vay trong bối cảnh không thiếu tiền. Cuối năm 2015, lượng tiền và các khoản tương đương tiền tại PVN lên tới 102.086 tỷ đồng. Năm 2014, tiền của PVN thậm chí còn lớn hơn khi đạt 139.316 tỷ đồng.

Cũng như Sabeco hay Habeco, PVN ôm rất nhiều tiền gửi ngân hàng. Năm 2015, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn tại PVN là 25.273 tỷ đồng, các khoản tiền gửi ngắn hạn có thời hạn thu hồi gốc hơn hoặc bằng 3 tháng tại các ngân hàng thương mại có giá trị 76.343 tỷ đồng. Tổng số tiền PVN gửi ngân hàng là 101.616 tỷ đồng.

Khoản tiền gửi tiết kiệm khổng lồ này góp phần rất lớn vào việc gia tăng doanh thu tài chính tại PVN. Tiền gửi tiết kiệm khiến PVN đạt 6.963 tỷ đồng lãi tiền gửi, tiền cho vay. Lãi tiền gửi tiền cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu tài chính tại PVN.

Trước khi công bố báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán 2015, PVN bị bêu tên trong danh sách các doanh nghiệp nhà nước vi phạm quy định về công bố thông tin theo Nghị định 81/2015/NĐ-CP,

Trong báo cáo tài chính hợp nhất 2015, kiểm toán đã ngoại trừ nhiều vấn đề trong báo cáo tài chính của PVN như các khoản trích lập dự phòng đầu tư tài chính dài hạn vào Công ty liên doanh Petromacareo (Venezuela), khoản chi phí phải trả liên quan đến các nghĩa vụ, trách nhiệm Tập đoàn phải thực hiện khi dừng tham gia hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí ngoài khơi bán đảo Malaysia, một số khoản cho vay của ngân hàng.

Đọc tiếp »

Nghiên cứu xây sân bay để phát triển du lịch Vũng Tàu

Khu nghỉ dưỡng The Grand Hồ Tràm Strip.Khu nghỉ dưỡng The Grand Hồ Tràm Strip.

Ngày 8/9 vừa qua, ông Philip Falcone đã có buổi gặp và làm việc với Bộ Trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, nhân chuyến công tác của bộ trưởng tại Hoa Kỳ.

Với số vốn cam kết đầu tư vào dự án hơn 1 tỷ USD, khu nghỉ dưỡng The Grand Hồ Tràm Strip trở thành dự án đầu tư trực tiếp từ Hoa Kỳ lớn nhất vào lĩnh vực du lịch tại Việt Nam.

Bộ trưởng Dũng đã trao đổi với ông Falcone một số ý kiến và khuyến nghị để dự án phát triển thành công, thu hút nhiều hơn nữa khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Bà Rịa - Vũng Tàu.

Ông Falcone cảm kích với những định hướng của Bộ trưởng Dũng và tái khẳng định các cam kết đầu tư tại Việt Nam, trở thành đối tác tin cậy trong thực hiện những mục tiêu du lịch quốc gia.

Là một trong những nhà đầu tư Hoa Kỳ tiên phong tại Việt Nam, ông Falcone đánh giá cao tiềm năng đáng kinh ngạc của đất nước, cam kết sẽ tham gia tích cực vào các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam thời gian tới.

Ông Falcone cho hay, dự án đang trong quá trình đàm phán với các đối tác Việt Nam để xây dựng sân bay chuyên dụng tại vị trí cách khu nghỉ dưỡng khoảng 15km, nhằm cung cấp thêm lựa chọn về phương tiện đi lại và thu hút thêm khách du lịch đến Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đồng thời, The Grand Hồ Tràm Strip sẽ tiếp tục triển khai tòa tháp khách sạn thứ hai tại khu nghỉ dưỡng này với 559 phòng, và mở rộng các tiện ích giải trí, khu căn hộ khách sạn (condotel) với 1.000 phòng bên bờ biển.

Dự án Hồ Tràm là một điểm đến du lịch ven biển hàng đầu của Việt Nam, và là khu nghỉ dưỡng đang hoạt dộng trong nước duy nhất có được giải thưởng quốc tế. Hiện khủ nghi dưỡng có 541 phòng tiêu chuẩn 5 sao, cùng các các biệt thự nghỉ dưỡng, và nhiều tiện ích đáp ứng các hoạt động giải trí, như sân gôn, casino...

Đọc tiếp »

Kiến nghị tháo gỡ cơ chế cho điện mặt trời

Ảnh minh họa.Ảnh minh họa.

Đây là thông tin được ông Đặng Đình Thống, Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam và nhiều doanh nghiệp đưa ra tại Hội thảo “Phát triển điện mặt trời tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức”, ngày 21/9.

Theo thống kê của Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 30 nhà đầu tư trong và ngoài nước mới bắt đầu xúc tiến lập các dự án điện mặt trời công suất 20 MW đến trên 300 MW tại một số địa phương.

Đáng chú ý có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến từ Hàn Quốc, Pháp, Ấn Độ… đã đăng ký đầu tư vào một số tỉnh miền Trung. Ở trong nước, Tổng công ty điện lực Miền Trung có dự án nhà máy điện mặt trời với công suất 150 MW tại Khánh Hoà; Tập đoàn Điện lực Việt Nam dự định nghiên cứu triển khai dự án tại Đồng Nai và Bình Thuận, Ninh Thuận.

Mặc dù đây là lĩnh vực khá hấp dẫn và đang thu hút các nhà đầu tư, song hầu hết các nhà đầu tư đều cho rằng chính sách giá vẫn đang rào cản.

“Các chính sách về năng lượng sạch, đặc biệt là năng lượng mặt trời chưa chưa đầy đủ, chưa hình thành, thiếu sự đồng bộ và chưa gắn kết. Trong khi đó, đầu tư vào lĩnh vực này cần nhiều vốn nhưng chi phí đầu ra chưa rõ ràng, nên làm cản trở đầu tư” – ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch nhóm công tác năng lượng sạch và tiết kiệm năng lượng của Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam cho biết.

Theo ông Đặng Đình Thống, nút thắt lớn nhất cần tháo gỡ hiện nay là cơ chế giá điện. Được biết, hiện các nhà đầu tư đã rất sẵn sàng rót vốn vào lĩnh vực này và có những chuẩn bị cần thiết, nhưng nút thắt là giá điện cần được tháo gỡ, trên cơ sở giá bán điện mặt trời được xác định các chi phí, đảm bảo nhà đầu tư thu hồi được chi phí và có lợi nhuận hợp lý.

Đọc tiếp »

Trao đổi thương mại Việt Nam - Hàn Quốc dự kiến sẽ đạt 70 tỷ USD

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Lee Tae-ho tại kỳ họp lần thứ 15. ( Ảnh: L.A).Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Lee Tae-ho tại kỳ họp lần thứ 15. ( Ảnh: L.A).

Mục tiêu của kỳ họp lần này là nhằm rà soát tình hình hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực từ kỳ hợp trước, đồng thời đề ra phương hướng hợp tác trong thời gian tới.

Cụ thể, hai bên đã trao đổi về tình hình và giải pháp thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực: thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển, lao động, môi trường, đất đai, năng lượng, cơ sở hạ tầng, nông nghiệp phát triển nông thôn, tài chính- ngân hàng… và tham gia của hai nước trong các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế.

Về hợp tác phát triển, Việt Nam là đối tác hàng đầu được Hàn Quốc cung cấp ODA, gồm viện trợ không hoàn lại và vốn vay ưu đãi. Đối với viện trợ không hoàn lại, từ năm 1993 đến nay, Hàn Quốc đã cấp cho Việt Nam hơn 200 triệu USD. Hiện nay, hai bên đang đàm phán để ký kết Hiệp định tín dụng khung cho giai đoạn 2016-2020 với quy mô dự kiến khoảng 1,5 tỷ USD.

Về hợp tác đầu tư, Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam. Tính tới nay, Hàn Quốc có khoảng 5500 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 50 tỷ USD, đứng thứ nhất trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam có 19 dự án đã đầu tư sang Hàn Quốc với quy mô khiêm tốn, với tổng số vốn đầu tư là 14,4 triệu USD.

Về hợp tác thương mại, hai nước đã ký Hiệp định Thương mại Tự do song phương năm 2015 và có mục tiêu phấn đấu đạt trao đổi thương mại 70 tỷ USD vào năm 2020. Năm 2015, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam ( sau Trung Quốc và Hoa Kỳ) với tổng kim ngạch giữa hai nước đạt 36,6 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam là 8,9 tỷ USD ( bằng 5,5% tổng xuất khẩu của Việt Nam) và nhập khẩu của Việt Nam là 27,6 tỷ USD ( bằng 16,7% tổng nhập khẩu của Việt Nam).

Về hợp tác lao động, đây là một trong những lĩnh vực hợp tác quan trọng giúp hai nước giải quyết khó khăn của nhau. Hàn Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm của Việt Nam. Tới nay, Việt Nam đã đưa sang Hàn Quốc khoảng 54.000 lao động. Doanh nghiệp FDI Hàn Quốc tại Việt Nam sử dụng khoảng 700.000 lao động người Việt.

Ngoài ra, tại kỳ họp này, hai nước cũng trao đổi về các hoạt động hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác như năng lượng, xây dựng, phát triển hạ tầng, tài chính-ngân hàng, nông nghiệp, tài nguyên môi trường, khoa học công nghệ, lãnh sự, tư pháp…

Đọc tiếp »

Vinamilk khẳng định sữa đảm bảo chất lượng

Vinamilk cho biết, đã kiểm tra lô hàng có hạn sử dụng ngày 04/04/2017 và không phát hiên dấu hiệu bất thường.Vinamilk cho biết, đã kiểm tra lô hàng có hạn sử dụng ngày 04/04/2017 và không phát hiên dấu hiệu bất thường.

Giải thích về việc sản phẩm sữa chua uống tiệt trùng hương dâu Susu được đóng gói trong chai nhựa HDPE 80ml có bổ sung các vi chất và khoáng chất có lợi cho sức khỏe, đại diện Vinamilk cho biết, qua thời gian bảo quản lưu thông phân phối, các vi chất và khoáng có thể bị lắng xuống như khách hàng phản ánh. Tuy nhiên, việc này không ảnh hưởng đến màu, mùi vị và độ thơm ngon của sản phẩm.

“Đối với sữa chua uống tiệt trùng hương dâu Susu, nhà sản xuất đã có khuyến cáo trên nhãn “lắc đều trước khi sử dụng” để vi chất phân bổ đều trong sản phẩm. Vinamilk khẳng định sản phẩm hoàn toàn đảm bảo chất lượng như công bố”, đại diện doanh nghiệp sữa này khẳng định.

Cũng theo đại diện Vinamilk, lô hàng sữa chua uống tiệt trùng hương dâu Susu có hạn sử dụng 4/4/2017 với số lượng sản xuất 649.248 chai sản phẩm. Trong quá trình sản xuất, nhà máy đã tiến hành kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đầu vào, bán thành phẩm, đến thành phẩm.

Trước khi xuất kho, nhà máy đã kiểm tra chất lượng sản phẩm với các chỉ tiêu: cảm quan, hóa lý, vi sinh. Tất cả các quá trình này đều thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, FSSC 22000… đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và đạt chất lượng theo tiêu chuẩn đã công bố.

Với mỗi lô hàng sản xuất, cũng theo đại diện Vinamilk, công ty đều lưu mẫu sản phẩm tại nhà máy cho tới khi hết hạn sử dụng. Ngay khi nhận được thông tin phản ánh của khách hàng, công ty đã cho kiểm tra mẫu lưu và kết quả vẫn đảm bảo chất lượng xuất xưởng.

“Ngoài ra, chúng tôi cũng đã tiến hành kiểm tra lô hàng này tại các nhà phân phối của Vinamilk thì không phát hiện bất kỳ sản phẩm nào bị lỗi. Tuy nhiên, với chính sách: Lợi ích và sự hài lòng của quý khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu, chúng tôi đã sẵn sàng đổi sản phẩm mới cho khách hàng và khách hàng hoàn toàn hài lòng với cách giải quyết của công ty”, đại diện Vinamilk cho biết thêm.

Đọc tiếp »

Thanh tra dự án Nhà ở xã hội

Dự án này do Cty Cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại dịch vụ Bắc Hà làm chủ đầu tư. Trước đó, có nhiều vấn đề được báo chí phản ánh như hiện tượng đập thông tầng giữa hai căn hộ riêng biệt liền kề với các chủ sở hữu đứng tên khác nhau; bán, cho thuê trái phép để trục lợi...

Đọc tiếp »

100.000 thuê bao bị móc túi: Các công ty 'đá bóng' trách nhiệm

Nhiều người sử dụng dịch vụ di động bị móc túi mà không biết. Ảnh: Như Ý.Nhiều người sử dụng dịch vụ di động bị móc túi mà không biết. Ảnh: Như Ý.

Hóa đơn cao ngất

Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội vừa xử phạt vi phạm hành chính Công ty SAM Media với tổng tiền phạt là 55 triệu đồng với 2 hành vi: Lập website thương mại điện tử bán hàng không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước; Thông tin giá, giá cước hiển thị cỡ chữ nhỏ hơn 2/3 kích thước mã lệnh. Trong 3 năm (từ tháng 1/2013 đến 3/2016), khách hàng của 4 nhà mạng Viettel, MobiFone, VinaPhone và Vietnamobile đã chi trả dịch vụ của Cty này cung cấp tổng số tiền gần 230,5 tỷ đồng. Tính đến ngày 19/7/2016, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ là 93.735 khách hàng.

Hành vi của Cty này được thực hiện như sau: Tin nhắn mời tham gia, quảng cáo dịch vụ, trò chơi trúng thưởng được gửi đến người dùng. Sau khi người dùng xác nhận tham gia thì tài khoản khách hàng bắt đầu bị trừ tiền. Tuy nhiên, nội dung hủy dịch vụ có cỡ chữ rất nhỏ so với nội dung quảng cáo, khiến người dùng khó quan sát. Đáng nói, tin nhắn có nội dung hủy chỉ hiển thị ở tin nhắn đầu tiên, những ngày sau tài khoản bị tự động trừ tiền.

Ngay sau khi đăng tải thông tin việc xử phạt Cty Sam Media, báo Tiền Phong đã nhận được nhiều phản ánh của khách hàng về việc bị “đội giá hóa đơn” vì những dịch vụ giá trị gia tăng (GTGT) mà không hề hay biết. Anh Dư Thành Trung (thuê bao: 091234..79) thông tin, trong khoảng 3 năm nay, tháng nào anh cũng nhận hoá đơn thanh toán khoảng 1,5 triệu đồng. Một lần anh tình cờ gọi điện lên Tổng đài Vinaphone thắc mắc về các khoản GTGT, nhân viên Tổng đài cho biết thuê bao được đăng ký 10 gói dịch vụ GTGT. Nhân viên tổng đài giải thích, ngoài những dịch vụ đăng ký qua tin nhắn, chỉ cần click vào quảng cáo của VNPT là dịch vụ được tự động đăng ký. Kết quả sau khi hủy 10 dịch vụ: thông báo thời tiết, kết quả xổ số, bóng đá… thuê bao 091234..79 chỉ còn 900 - 1 triệu/tháng.

“Nếu đăng ký phải minh bạch để người dùng biết. Là một người dùng Vinaphone lâu năm nhưng cách làm này khiến tôi cảm giác như bị lừa tiền”, anh Trung bức xúc nói.

Trước đó báo Tiền Phong đã nhận được phản ánh bị trừ tiền từ các dịch vụ của chị Đào Việt Nga (thuê bao 097888…). Chị Nga cho biết, đã từng bị trừ 150 ngàn đồng/tháng vì các dịch vụ “từ trên trời”. Sau đó chị mới biết, những quảng cáo hiện lên khi con gái nghịch điện thoại. “Trẻ con nghịch máy không tránh được, nhưng nhà mạng phải có xác nhận bằng tin nhắn để sử dụng dịch vụ, không thể cứ thế mà trừ tiền”, chị Nga nói.

Một số thuê bao khác phản ánh không biết thuê bao đã bị trừ tiền khi nhấn vào quảng cáo. Như vậy, trong gần 100.000 khách hàng đang sử dụng các dịch vụ do SAM Media cung cấp, có rất nhiều khách hàng không hề biết mình đang bị móc túi mỗi ngày từ 5 – 10 ngàn đồng.

Yêu cầu nhà mạng gửi xác nhận cho khách hàng

Theo ông Nguyễn Long, Tổng thư ký Hội Tin học Việt Nam, có trách nhiệm của nhà mạng ở đây bởi nhà mạng là đơn vị quản lý toàn bộ dịch vụ GTGT. Tuy nhiên, trách nhiệm đến đâu thì phải tìm hiểu kỹ bởi hợp đồng kinh doanh ăn chia của các đơn vị dịch vụ với nhà mạng khá phức tạp. “Nhà mạng sẽ không ký hợp đồng trực tiếp với đơn vị cấp dịch vụ mà ký qua đại lý, đại lý này có thể ký hợp đồng với 5 – 6 nhà mạng”, ông Nguyễn Long nói.

Thực tế, kết luận thanh tra của Thanh tra Sở TT&TT Hà Nội nêu rõ, Cty Sam Media (văn phòng tại Hà Nội) không ký hợp đồng trực tiếp với các nhà mạng mà thông qua 3 doanh nghiệp Việt Nam, gồm: Cty Cổ phần Đầu tư ACOM, Cty Cổ phần Truyền thông VMG và Cty Cổ phần Truyền thông Gapit cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động qua các đầu số tin nhắn ngắn. Tuy nhiên, các Cty ký hợp đồng với SAM Media đều phủ nhận sự liên quan đến nội dung cung cấp của Cty này. Ông Trần Bình Dương, Tổng giám đốc Cty VMG (đối tác của SAM Media) cho biết, đơn vị chỉ cho thuê đầu số, không có khả năng kiểm soát các hình thức dịch vụ của SAM Media.

Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Minh, Chánh Thanh tra Sở TT&TT Hà Nội cho biết: Các nhà mạng chỉ cung cấp đường truyền đến khách hàng chứ không chịu trách nhiệm về nội dung. Ở đây là vi phạm của Cty SAM Media. Tuy nhiên, văn phòng SAM Media ở Hà Nội không trực tiếp kinh doanh mà chỉ thực hiện các nhiệm vụ dịch kịch bản dịch vụ, trả thưởng… Ông Minh thông tin thêm: Trong tổng số tiền hơn 230 tỷ đồng, số tiền SAM Media và các Cty đầu số được hưởng khoảng 70 tỷ đồng, còn lại là các nhà mạng VinaPhone hơn 53 tỷ đồng, MobiFone hơn 76 tỷ đồng, Viettel 11 tỷ đồng và Vietnammobile là 600 triệu đồng. Về lợi nhuận của các nhà mạng trong doanh thu “khủng” của SAM Media, ông Minh khẳng định: Các nhà mạng đã làm đúng theo các quy định của pháp luật.

Để người dùng dễ dàng nhận biết thuê bao có đang bị trừ tiền bởi các dịch vụ GTGT của SAM Media hay không, Sở TT&TT Hà Nội đã yêu cầu 4 doanh nghiệp viễn thông rà soát tất cả các thuê bao đang sử dụng các đầu số: 8926, 6909, 8979, 1119, 9988, 9242, 8969. Thông báo ngay để khách hàng biết đang sử dụng dịch vụ mất tiền qua các đầu số trên và đăng ký lại dịch vụ nếu có nhu cầu.

Thông tư 17/2016/TT-BTTTT đã có hiệu lực từ tháng 8/2016, quy định: Đối với các dịch vụ cung cấp theo định kỳ (ngày, tuần, tháng, quý…) tổ chức, doanh nghiệp chỉ được cung cấp dịch vụ, gia hạn sử dụng sau khi có xác nhận sự đồng ý của người sử dụng dịch vụ bằng tin nhắn điện thoại hoặc hình thức khác. Nếu phát hiện nhà mạng tự ý cung cấp dịch vụ và thu phí khi chưa được khách hàng đồng ý, khách hàng có quyền yêu cầu nhà mạng hoàn trả tiền phí đã thu đối với các dịch vụ khách hàng không đăng ký.

Đọc tiếp »

Chung cư sắp phải xây bãi đỗ trực thăng?

Toà nhà Keangnam Hà Nội có bãi đáp trực thăng áp dụng quy chuẩn nước ngoài. Ảnh: Như Ý.Toà nhà Keangnam Hà Nội có bãi đáp trực thăng áp dụng quy chuẩn nước ngoài. Ảnh: Như Ý.

Xây không khó

Những năm gần đây tại Hà Nội, các tòa chung cư cao vài chục tầng mọc lên như nấm. Đã xuất hiện dự án chung cư cao tầng được quảng bá có bãi đáp trực thăng. Tuy nhiên, việc cấp phép hay tiêu chuẩn xây dựng toà nhà có bãi đáp trực thăng đến nay vẫn chưa được cơ quan chức năng lên tiếng chính thức. Vì vậy, dù đã có tòa nhà có bãi đáp trực thăng nhưng chưa một lần trực thăng đỗ.

Cuối năm 2010, chủ dự án tòa nhà Keangnam Landmark Tower, Hà Nội có văn bản xin phép Bộ Xây dựng về việc xây bãi đỗ trực thăng trên nóc tòa nhà này. Bộ Xây dựng đã có văn bản trả lời, trong đó hướng dẫn “việc lắp đặt thiết bị và sử dụng sân bay trực thăng trên mái công trình phải tuân thủ theo các yêu cầu tại văn bản số 970/TM-Tg1 ngày 03/6/2008 của Bộ Tổng Tham mưu - Quân đội nhân dân Việt Nam”. Từ đó đến nay, không có thông tin thêm về việc xây sân bay trực thăng tại tòa nhà này. Ngay cả tại trang thông tin giới thiệu của tòa nhà cũng không còn thông tin về bãi đỗ trực thăng.

Ông Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục Giám định về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), cho biết, do chưa có tiêu chuẩn về bãi đáp trực thăng cho chung cư nên chủ đầu tư phải áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài. Tuy nhiên, việc xây bãi đáp chỉ dùng để cứu nạn, cứu hộ còn việc chữa cháy rất khó khăn.

Ông Hoàng Quang Nhu, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ Môi trường (Bộ Xây dựng), cho biết, từ trước đến nay, chưa có quy định nào về xây chung cư cao tầng phải có bãi đáp trực thăng. Tuy nhiên, “chủ đầu tư hoàn toàn làm được việc xây dựng bãi đáp trực thăng với chung cư cao trên 100m (tương đương cao trên 30 tầng). Quan trọng là chủ đầu tư phải tính toán tải trọng khi trực thăng đáp xuống. Vì vậy, chi phí xây dựng phải tốn kém hơn. Mái để bãi đỗ trực thăng khác với mái thông thường”, ông Nhu nói.

Ông Trịnh Việt Cường, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng (Bộ Xây dựng), khẳng định, cuối năm 2016 sẽ xong đề án tiêu chuẩn cho tòa nhà cao tầng có bãi đáp trực thăng. Theo ông Cường, ngoài việc quy định liên quan tải trọng, tiêu chuẩn cũng phải tính toán đến khoảng cách giữa các tòa nhà.

Đồng tình với việc xây bãi đáp trực thăng với chung cư cao tầng, nhiều chủ đầu tư lạc quan về tính toán chi phí. Ông Trần Quốc Trung, Phó Tổng Giám đốc Cty Handico 5, cho rằng, theo tiêu chuẩn xây dựng, chung cư cao tầng cũng phải tuân thủ việc chịu tải khi xảy ra động đất. Tòa nhà đã được tính toán chịu được động đất chắc chắn sẽ chịu tải được trực thăng. Vì vậy, chủ đầu tư chỉ phải mất chi phí xây mặt bằng tầng mái. Chi phí này có tăng, nhưng không đáng kể.

Lãnh đạo Tập đoàn FLC đang thi công chung cư 36 Phạm Hùng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) có bãi đáp trực thăng cho hay, dự án áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài. Mọi tiêu chuẩn về kết cấu, cửa kính, khoảng cách đều được áp dụng nhưng giá chung cư không tăng.

Người dân sẽ an toàn?

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội phân tích, có được điều kiện trên về lâu dài là cần thiết, vì một tòa nhà có tuổi thọ 50 – 70 năm. Hà Nội trong đề án đến năm 2030 sẽ có việc này.

Theo ông Sơn, nhiều nước trên thế giới đã tổ chức thực hiện; trực thăng được dùng để chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong vụ cháy. “Với Hà Nội, nhiệm vụ này đã được Chính phủ, Bộ Công an, UBND thành phố giao Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội tham mưu triển khai tổ chức thực hiện. Chúng tôi đã xây dựng đề án chung phát triển cơ sở của lực lượng PCCC đến năm 2020, trong đó có đầu tư phương tiện nói chung và có nội dung đề cập máy bay trực thăng. Hà Nội đang phối hợp với Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng (Bộ Xây dựng) để xây dựng bộ tiêu chuẩn chung cho tòa chung cư cao tầng”, ông Sơn nói.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM, cho rằng, các chung cư cao tầng được cấp phép xây dựng trong ngõ sâu tiềm ẩn nguy cơ không an toàn, khó thoát hiểm cho cư dân. Có trường hợp cơ quan chức năng duyệt quy hoạch thiếu đường dành cho xe chữa cháy vào chung cư. Thành phố đã trang bị cho lực lượng PCCC nhiều phương tiện hiện đại để chữa cháy nhà cao tầng, như xe thang chữa cháy về lý thuyết có thể vươn đến tầng 18, nhưng trong thực tế nếu xảy ra cháy thì có thể tầm với sẽ thấp hơn do khó tiếp cận mục tiêu. Vì vậy, ông Châu kiến nghị, để thực hiện tốt công tác PCCC cho các toà nhà cao tầng, nên trang bị máy bay trực thăng chữa cháy cho Sở Cảnh sát PCCC thành phố.

Đọc tiếp »

Nguyên liệu kháng sinh thú y vẫn tung hoành

Việc quản lý kháng sinh thú y bị thả nổi. (Ảnh mang tính minh họa, nguồn Internet)Việc quản lý kháng sinh thú y bị thả nổi. (Ảnh mang tính minh họa, nguồn Internet)

Thả nổi thời gian dài

Mới đây, Thanh tra Bộ NN&PTNT chỉ rõ, Cục Thú y đã cấp phép cho nhiều công ty nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh, nhưng sử dụng sai mục đích (Tiền Phong phản ánh trong bài: Báo động trộn hóa chất trong thức ăn chăn nuôi).

Theo đó, qua thanh tra 15 công ty lớn chuyên nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh - chiếm khoảng 70% lượng kháng sinh nhập khẩu, phát hiện 5 công ty vi phạm bán sai đối tượng (chủ yếu mục đích thương mại). Khoảng 16% số nguyên liệu kháng sinh do các công ty nhập khẩu bị bán sai đối tượng, sai mục đích; còn tỷ lệ này ở các công ty thương mại lên tới 22%.

Liệu công tác quản lý nhập khẩu, hậu kiểm với kháng sinh có bị buông? Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, cho biết, những sai phạm trên được phát hiện từ năm 2014 tới tháng 6/2015. Còn nửa cuối năm 2015 và năm 2016, những hành vi sai phạm trên đã được chấn chỉnh, không phát hiện sai phạm.

“Do điều kiện đăng ký lưu hành thuốc thú y nghiêm ngặt, phải có nhà xưởng sản xuất đạt GMP, hồ sơ đăng ký sản phẩm chặt chẽ nên nhiều công ty không đáp ứng được các yêu cầu và đã gửi hồ sơ đăng ký sản xuất thức ăn bổ sung”

Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông

Theo ông Đông, từ năm 2015 về trước, do chưa có chế tài xử phạt, nên Cục Thú y tiến hành kiểm tra, có văn bản cảnh cáo, nhắc nhở các cơ sở không được bán nguyên liệu kháng sinh không đúng đối tượng. Lãnh đạo Cục Thú y cho biết, hiện Thanh tra Cục phối hợp Thanh tra Bộ tiếp tục kiểm tra các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh chưa thanh tra, kiểm tra để phát hiện sai phạm, xử lý nghiêm. Nếu cơ sở bán không đúng đối tượng, sẽ bị tạm dừng cấp phép nhập khẩu. Cục Thú y cũng yêu cầu nhà nhập khẩu bổ sung báo cáo việc sử dụng, kinh doanh nguyên liệu kháng sinh của từng lần nhập khẩu, địa chỉ cơ sở mua nguyên liệu để tăng cường quản lý việc nhập khẩu, kinh doanh nguyên liệu kháng sinh.

Cục Thú y đã cấp phép 34 công ty nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh. Số công ty đủ điều kiện kinh doanh, buôn bán nguyên liệu là 69. Trong năm 2016, Cục Thú y đã tạm dừng cấp phép nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng đối với 6 công ty vi phạm bán nguyên liệu kháng sinh sai đối tượng, theo kiến nghị từ Thanh tra Bộ NN&PTNT.

Siết quản lý

Thời gian qua, nhiều loại thuốc thú y ngoài danh mục, không đảm bảo chất lượng được tiếp thị tận trang trại, đầm nuôi trồng thuỷ sản. Vì thế, thuốc thú y bị lạm dụng nhiều, thậm chí cả các loại kháng sinh bị cấm cũng được sử dụng.

Cục Thú y thừa nhận, quá trình thanh, kiểm tra, cơ quan này cũng phát hiện trên thị trường một số sản phẩm thuốc thú y ngoài danh mục. Năm ngoái, qua kiểm tra 16 cơ sở kinh doanh thuốc thú y và 6 cơ sở nuôi tôm, cá, Cục lập 14 biên bản vi phạm dùng thuốc ngoài danh mục, thậm chí có cả hàng giả, hàng sai nhãn mác, xử phạt gần 500 triệu đồng.

Mới đây, Cục Thú y trình Bộ NN&PTNT kế hoạch siết quản lý nguyên liệu kháng sinh nhập khẩu để sản xuất thuốc thú y. Theo đó, các cơ sở nhập khẩu, cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh sẽ được giám sát, kiểm tra toàn bộ để bảo đảm nguyên liệu kháng sinh bán đúng địa chỉ.

Đó là các nhà máy sản xuất thuốc thú y có chứng nhận GMP hoặc cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu kháng sinh nhập khẩu. Cục Thú y cũng đặt kế hoạch kiểm tra 100% cơ sở sản xuất thuốc thú y trong việc sử dụng nguyên liệu kháng sinh.

Đọc tiếp »

Đề nghị xây dựng cảng trung chuyển biển nước sâu Hòn Khoai

Dự kiến, cảng có khả năng đón tàu qui mô có trọng tải 250.000 tấn ra vào cảng.

Tỉnh Cà Mau xin Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung cảng Hòn Khoai vào danh mục dự án PPP (đầu tư dự án theo hình thức hợp tác công - tư) và hỗ trợ tỉnh Cà Mau 250 tỷ đồng thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư dự án làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.

Đọc tiếp »

Công nhân vệ sinh: nghề được thèm muốn nhất New York?

"Tôi kiếm được nhiều tiền hơn cả những người học đại học”, Tony Sankar, công nhân vệ sinh kiếm được 100.000 USD mỗi năm. Ảnh: CNN.

Đường phố sạch sẽ, xe của nhân viên vệ sinh xuất hiện trên khắp các nẻo đường là ấn tượng của du khách khi đến với thành phố New York, Mỹ. Tuy nhiên ít ai biết rằng để được làm công nhân vệ sinh tại đây lại là một việc khó “như lên trời”.

Công nhân vệ sinh là một trong những công việc dịch vụ được “thèm muốn” nhất ở New York. Năm 2014, hơn 96.000 người đã nộp đơn xin làm công nhân vệ sinh, nhưng bộ phận tuyển dụng chỉ chọn 500 người mỗi năm. Điều này có nghĩa tỷ lệ được chọn của ứng viên chỉ vào khoảng 0,5%, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ chọn của Đại học Havard danh tiếng là 5,8%.

Điều kiện để làm công việc này là ứng viên phải đủ 17 tuổi rưỡi trở lên, có giấy phép lái xe thương mại, làm một bài thi viết và kiểm tra sức khỏe. Nếu ứng viên vượt qua tất cả bài thi, họ sẽ vẫn phải chờ thêm 7 năm trước khi chính thức nhận được lời mời làm việc.

Tiền lương chính là lý do khiến nhiều người xếp hàng để được nhận công việc này. Mức lương cho năm đầu tiên khá thấp, gần 33.750 USD, nhưng nếu làm thêm giờ, nhân viên có thể kiếm được hơn 47.300 USD. Tuy nhiên, chỉ sau 5 năm rưỡi, tiền lương sẽ tăng lên là 88.600 USD, cao hơn mức lương trung bình của tài xế taxi (78.000 USD), giáo viên (68.000 USD) hay nhân viên Công viên thành phố (50.000 USD).

Công nhân vệ sinh: nghề được thèm muốn nhất New York? - ảnh 1Những người giữ cho đường phố New York luôn sạch đẹp. Ảnh: Expressnews.
Theo Kathryn Garcia, đại diện Sở Vệ sinh môi trường thành phố New York, điểm hấp dẫn nhất của công việc này là cơ hội làm thêm giờ. “Khi thành phố có những trận tuyết lớn, chúng tôi chuyển sang chế độ làm việc 12 tiếng mỗi ngày và kiếm thêm được rất nhiều từ đó. Ví dụ mùa đông năm ngoái rất khắc nghiệt, nhờ vậy công nhân vệ sinh có thể kiếm được trung bình 95.000 USD/năm”.

Ngoài ra, công việc này còn có nhiều đặc quyền khác như trả thêm 10% lương nếu làm việc ca tối, gấp đôi lương vào ngày chủ nhật, 25 ngày nghỉ được trả lương sau 6 năm làm việc, không giới hạn số ngày nghỉ ốm cũng như chế độ chăm sóc sức khỏe và hưu trí toàn diện.

Đọc tiếp »

Giá vàng hôm nay 23/9: Tiếp tục tăng

Thời điểm 8h30, tại Hà Nội, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng miếng SJC hôm nay ở mức 36,29 - 36,37 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 50.000 đồng mỗi lượng mua vào và tăng 70.000 đồng mỗi lượng bán ra so với giá vàng cuối ngày hôm qua.

Tại thị trường TP.HCM, hiện Công ty SJC chưa niêm yết giá vàng miếng hôm nay. Chốt giao dịch ngày hôm qua, vàng miếng tại thị trường TPHCM ở mức 36,10 - 36,36 triệu đồng/lượng (mua - bán).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng sáng nay ổn định sau khi tăng nhẹ trong ngày hôm qua. Hiện vàng thế giới bán ra ở mức 1.336 USD/oz, bằng giá vàng hôm qua.

Như vậy, giá vàng trong nước hôm nay vẫn cao hơn vàng thế giới khoảng 400.000 đồng mỗi lượng (quy đổi theo tỷ giá liên ngân hàng).

Trên thị trường tỷ giá, tỷ giá trung tâm hôm nay được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 21.942 đồng đổi 1 USD, giảm 2 đồng mỗi USD so với hôm qua.

Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm. Cụ thể, Ngân hàng Vietcombank hiện niêm yết tỷ giá USD ở mức 22.270 – 22.340 đồng/USD (mua – bán), giảm 5 đồng mỗi USD so với tỷ giá hôm qua.

Ngân hàng Eximbank hiện niêm yết ở mức 22.260 - 22.340 đồng/USD (mua - bán), giảm 5 đồng mỗi USD so với tỷ giá hôm qua.

Trên thị trường dầu thô, giá dầu thô thế giới tiếp tục tăng nhẹ. Hiện giá dầu Brent ở mức 47,65 USD/thùng (tăng 0,82 USD), giá dầu WTI ở mức 46,32 USD/thùng (tăng 0,98 USD).

Đọc tiếp »

Đà Nẵng: Làn sóng chuyển nhượng dự án bất động sản

Ngoài ra, Indochina Land còn sang nhượng lại sân golf đang khai thác là Montgomerie Links cùng 66 khu biệt thự cao cấp với giá 25,5 triệu USD.

Làn sóng chuyển nhượng dự án bất động sản

VinaCapital được xem là “vua” đất ven biển Đà Nẵng cũng đang thoái vốn và chuyển nhượng hàng loạt dự án, trong đó đáng chú ý là 2 thương vụ: “sang tay” sân golf 18 lỗ Danang Golf Club với giá hơn 12 triệu USD và Dự án Marina Complex nằm ngay bờ sông Hàn, với quy mô 17,6 ha cho Quốc Cường Gia Lai hồi cuối tháng 2/2016.

Ngoài ra, một số dự án bất động sản khác tại Đà Nẵng của quỹ đầu tư này có tổng vốn đầu tư tại thời điểm công bố lên đến 325 triệu USD cũng đã được bán cho World Trade Centre.

Một thương vụ đình đám khác được nhắc đến “con đường dịch chuyển dích dắc” của Khách sạn One Poera Danang (tiêu chuẩn 5 sao, quy mô 200 phòng tiêu chuẩn), xuất phát từ Hoàng Anh Gia Lai, sau đó qua tay một đại gia với giá 31,4 triệu USD. Khách sạn này có điểm đến mới là nhà đầu tư Success Dragon.

Ngoài ra, mới đây, cao ốc Indochina Riverside (74 - đường Bạch Đằng) cũng được VinaIndochina sang tên cho nhà đầu tư Kajima.

Theo thống kê của cơ quan thuế TP. Đà Nẵng, một số đơn vị đã nộp thuế như Công ty TNHH Sân golf VinaCapital nộp thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động chuyển nhượng vốn là 178,6 tỷ đồng; tiền thuê đất nộp một lần của Công ty TNHH Sân golf VinaCapital và Công ty TNHH Mega Assets là 103,6 tỷ đồng… Tuy nhiên, có những dự án được nhà đầu tư chuyển nhượng, nhưng cơ quan thuế không thu được đồng nào.

Đơn cử, Dự án Hyatt Regency được chuyển nhượng qua giao dịch của công ty mẹ (có trụ sở ở nước ngoài) với đối tác cũng không có trụ sở tại Việt Nam, cho nên, dù giá chuyển nhượng của dự án lên tới 1.000 tỷ đồng, song cơ quan thuế Việt Nam không thể thu thuế.

“Đây là lỗ hổng rất lớn của luật pháp. Chúng tôi kiến nghị, khi doanh nghiệp thay đổi cổ đông thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ thuế”, ông Trần Văn Sơn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng nêu quan điểm.

Cần sửa đổi, bổ sung luật

Giám đốc Sở kế hoạch và đầu tư TP. Đà Nẵng, ông Trần Văn Sơn cũng cho biết nhiều lỗ hổng pháp luật đang gây khó cho địa phương trong việc quản lý, thu thuế. Chẳng hạn, việc không ghi cổ đông trong giấy chứng nhận đầu tư, khiến thành phố thất thoát khoản thu thuế lớn khi doanh nghiệp thực hiện việc chuyển nhượng.

Theo ông Sơn, thời gian qua, nhà đầu tư nước ngoài đã vận dụng các điều khoản tại các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Doanh nghiệp về quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam để tham gia sở hữu đất tại TP. Đà Nẵng. Sau khi có quyền sở hữu đất tại thành phố, nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty con thực hiện dự án (phổ biến nhất là loại hình dự án bất động sản, du lịch).

Sau đó, nhà đầu tư này chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư khác thông qua việc thay đổi chủ sở hữu công ty mẹ ở nước ngoài mà không làm thay đổi pháp nhân công ty con tại Việt Nam. Việc chuyển nhượng như vậy đang ở mức độ khá phổ biến, nhưng do luật hiện hành của Việt Nam chưa quy định về nghĩa vụ thuế đối với việc chuyển đổi cổ đông, chủ sở hữu, nên Đà Nẵng nói riêng và các địa phương khác nói chung không thu được thuế từ hoạt động này.

Để chống thất thu thuế từ việc chuyển nhượng các dự án FDI, thực hiện Công văn 3148/BTNMT-TTr (ngày 1/8/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường) về thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền, UBND TP. Đà Nẵng giao Sở tài nguyên và môi trường phối hợp với Sở tư pháp, Cục thuế Đà Nẵng và UBND các quận, huyện chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các phòng công chứng triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền theo quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền và các văn bản hướng dẫn thi hành.

“Chính phủ cần xem xét đề nghị Quốc hội bổ sung quy định đối với việc mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu dự án có sử dụng đất thì cơ quan đăng ký đầu tư tổ chức thẩm định và lấy ý kiến các cơ quan có liên quan theo quy định, trước khi thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư nước ngoài”, một lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng kiến nghị.

Đọc tiếp »

Được săn đón, rong nho miền Nam đi máy bay ra Hà Nội

Có giá đắt đỏ, rong nho vẫn được nhiều người tiêu dùng săn đón. Có giá đắt đỏ, rong nho vẫn được nhiều người tiêu dùng săn đón.

Với vị mặn nhẹ, lạ miệng, giàu vitamin, khoáng chất..., rong nho tươi được xem là loại dược liệu tốt cho sức khỏe và sắc đẹp.

Tại TP.HCM, giá rong nho tươi bán lẻ khoảng 200.000 đồng/kg, rong khô khoảng 600.000 đồng/kg (tùy loại). Dù đắt đỏ, loại thực phẩm này vẫn đang rất hút khách.

Tại Hà Nội, để có sản phẩm tươi ngon phục vụ khách sành ăn, nhiều đầu mối phải nhập bằng cách tranh thủ những chuyến du lịch ở các vùng biển Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa “xách tay” về.

“Nhưng mỗi lần cắp nách cũng chỉ được khoảng 10 kg, không đủ để đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là các chị em có nhu cầu làm đẹp nên tôi quyết định gửi qua đường hàng không để đảm bảo đủ số lượng, chất lượng mình cần”, chị Thu Trang, người bán rong nho tươi ở đường Hồ Đắc Di (Đống Đa, Hà Nội) cho biết.

Ra tới Hà Nội, rong nho tươi khoảng 300.000 đồng/kg, rong nho khô khoảng 800.000 đồng/kg. Để ai cũng có thể ăn thử, người bán thường chia thành các hộp/gói nhỏ. Hộp 0,5 kg có giá 150.000 đồng, hộp 250 gram có giá 80.000 đồng...

Chị Vũ Linh (Cầu Giấy) chia sẻ: “Món này ăn lẩu, làm steak rong nho, nấu canh tôm mực, ép nước, làm salad, thậm chí ăn sống đều rất ngon. Cách bảo quản cũng đơn giản, để ở nhiệt độ thường và sử dụng trong 5 – 7 ngày".

Được săn đón, rong nho miền Nam đi máy bay ra Hà Nội - ảnh 1Rong nho biển được cho là có nhiều giá trị dinh dưỡng, có thể ăn kèm nhiều món.

Nhờ màu sắc và hình thức lạ mắt, lại được quảng cáo có nhiều công dụng nên sản phẩm này đang rất hút khách. Nhiều khách muốn mua phải đặt trước cả tuần mới có. Đối tượng tin dùng sản phẩm này chủ yếu là các bà bầu, người già hoặc trẻ em, người thường ăn chay.

Chị Phương Anh (Hai Bà Trưng, Hà Nội) kể lần đầu ăn chị có cảm giác nhớt nhớt, nhầy nhầy, lại tanh, mặn “không thể nuốt nổi”.

“Nhưng rồi mỗi hôm tôi tập ăn một ít, kiên trì nên giờ da tôi mịn màng hơn hẳn, giảm mụn tới 90%. Người ta bảo nó còn giúp ngừa và chống béo phì nên đắt mấy tôi cũng mua”, chị nói.

Trong khi đó, chị Đoàn Phương Thảo (Vĩnh Phúc, Ba Đình) cho hay chị không thể ăn được món này do “cảm giác ghê mồm với mùi vị của nó”. Nhưng vì tò mò, chị vẫn mua về ăn thử.

Rong nho xuất hiện tại Hà Nội từ khoảng năm 2012, nhưng phải tới năm 2015 nó mới được nhiều người biết đến. Nhiều gia đình đã bắt đầu sử dụng rong nho như loại rau xanh hàng ngày, ăn kèm với các loại thức ăn có sẵn.

Theo chị Vũ Thị Tú, người bán mặt hàng này ở đường Trường Chinh (Đống Đa), rong nho tươi đang bị loạn giá tại Hà Nội. Có nơi bán chỉ 180.000 đồng/kg chẳng khác nào tại TP.HCM dù phí vận chuyển tốn kém hơn.

“Nhưng hàng rẻ thì không có tem, mác, giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm”, chị nói.

2 năm trở lại đây, rong nho xuất hiện nhiều tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm tiện lợi. Loại thực phẩm này thường được trồng ở các vùng biển Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa.

Giá rong nho tươi bán lẻ 200.000 đồng/kg, với rong khô 600.000 đồng/kg. Trong quy trình sản xuất, 3kg rong tươi sẽ cho 1kg rong khô và khi sử dụng 1kg rong khô ngâm sẽ được 2,5kg rong tươi.

Đọc tiếp »

Tàu Tết Đinh Dậu giảm gần 5.000 vé so với năm ngoái

Họp báo công bố kế hoạch bán vé tàu Tết sáng nay tại Ga Sài Gòn.Họp báo công bố kế hoạch bán vé tàu Tết sáng nay tại Ga Sài Gòn.

Thông tin này do ông Lê Quốc Trung, phó Tổng giám đốc công ty Vận tải hành khách Đường sắt Sài Gòn (VTHKĐS SG) đưa ra trong buổi công bố kế hoạch bán vé tàu phục vụ đi lại của người dân trong dịp Tết Đinh Dậu diễn ra sáng nay, 23/9.

Theo ông Trung, từ 20 đến 29 tháng chạp, công ty VTHKĐS SG cung cấp 133.000 vé tàu, trong đó có 12.500 ghế phụ. Cao điểm sau Tết, ngành đường sắt sẽ cung cấp 160.000 vé tàu, trong đó có 15.000 ghế phụ. So với năm ngoái, khả năng phục vụ giảm gần 4.500 chỗ, trong đó trước tết giảm 2.000 chỗ và sau tết giảm 2.300 chỗ.

Việc giảm khả năng phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết Đinh Dậu là do công ty VTHKĐS SG triển khai một số dự án nâng cấp, cải tạo toa xe. Số đôi tàu và toa xe năm nay tương đương năm ngoái nhưng ngành đường sắt cải tạo toa xe giường nằm không điều hoà thành các toa xe giường nằm có điều hoà. Các toa xe 80 chỗ trước đây hành khách ngồi rất chật nên đang được cải tạo thành toa 56 chỗ.

Tàu Tết Đinh Dậu giảm gần 5.000 vé so với năm ngoái - ảnh 1Nhân viên đường sắt bán vé tàu cho hành khách tại ga Sài Gòn.

Việc điều hành giá vé tàu Tết theo cơ chế thị trường được chia thành 8 giai đoạn, mỗi giai đoạn có mức giảm khác nhau nhưng nhìn chung đều tăng so với tết năm ngoái. Đơn cử như giá vé tàu SE3/4 (mác tàu nhanh nhất), giá vé đã tăng 9,8% so với năm ngoái.

Thời gian phục vụ cao điểm Tết năm nay tính từ ngày 13/1 đến hết ngày 18/2/2017. Công ty chạy thường xuyên hàng ngày 6 đôi tàu Thống Nhất (SE1/SE2, SE3/SE4, SE5/SE6, SE7/SE8, SE13/SE14, TN1/TN2) và 6 đôi tàu Thống Nhất tăng cường (tàu SE11/SE12, SE17/SE18, SE29/SE30, TN3/TN4, TN5/TN6, TN7/TN8).

Theo ông Đỗ Quang Văn, giám đốc chi nhánh VTĐS SG, từ 25 đến ngày 30/9 ngành đường sắt sẽ bán vé cho các tập thể đã đăng ký. Từ ngày 1/10 tới, công ty sẽ tổ chức bán vé cho hành khách cá nhân trên Website: www.dsvn.vn, bán tại các nhà ga và điểm bán vé của đường sắt. Mỗi khách hàng được đặt chỗ trên website, các nhà ga, điểm bán vé. Mỗi lần mua không quá 4 vé cho một chiều.

Đọc tiếp »

Grab được đầu tư thêm 750 triệu USD

Với thương vụ này, Grab đã chính thức trở thành công ty khởi nghiệp có tài lực mạnh nhất trong lĩnh vực công nghệ và ứng dụng di động trên toàn Đông Nam Á. Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ SoftBank (Nhật Bản), đối tác chiến lược bền vững của Grab, tiếp tục dẫn đầu vòng gọi vốn này với sự tham gia của các nhà đầu tư mới và hiện tại.

Ứng dụng kết nối xe hơi riêng, xe máy, taxi và xe đi chung tại 6 quốc gia và 31 thành phố ở Đông Nam Á của Grab hiện có hơn 1,5 triệu lượt đặt mỗi ngày. Grab cho biết sẽ dành một tỷ USD vốn huy động được để tiếp tục mở rộng các dịch vụ giao thông trong khu vực có 620 triệu dân.

Grab đang cung cấp dịch vụ kết nối xe hơi riêng, xe máy, xe taxi và xe đi chung tại 6 quốc gia và 31 thành phố trên toàn khu vực Đông Nam Á. Các số liệu thống kê mới nhất cho thấy cứ 4 hành khách thì có 1 người sử dụng các loại hình dịch vụ này của Grab.

Grab cho biết sẽ dành một tỷ USD vốn huy động được để tiếp tục mở rộng các dịch vụ giao thông trong khu vực có 620 triệu dân. Grab cũng sẽ đặc biệt chú trọng đầu tư vào các phương thức thanh toán di động để cho phép trải nghiệm giao dịch hàng ngày một cách thông suốt tại một khu vực có tỷ lệ sử dụng thẻ ngân hàng và thẻ tín dụng thấp, cũng như hạn chế các lựa chọn thanh toán không dùng tiền mặt.

“Grab đã có những bước tăng trưởng nhảy vọt trong vòng một năm qua. Vòng huy động vốn này cho thấy, các nhà đầu tư đã đặt niềm tin và hoàn toàn lạc quan với vị thế dẫn đầu của Grab, cũng như tiềm năng lâu dài của công ty tại thị trường Đông Nam Á. Chúng tôi may mắn có được những đối tác lớn như SoftBank, là các nhà đầu tư đã có bề dày kinh nghiệm trong việc bỏ vốn vào các doanh nghiệp Internet hàng đầu tại các thị trường mới nổi, và đồng hành cùng những doanh nghiệp này trên con đường trở thành nòng cốt của các hệ sinh thái Internet tại mỗi thị trường”, ông Anthony Tan, Giám đốc điều hành kiêm đồng sáng lập Grab cho biết.

Đọc tiếp »

Mê hoặc những vườn oải hương đầu tiên ở Việt Nam

Oải hương hoặc lavender có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, được trồng nhiều ở Anh, Pháp, Hà Lan... Gần đây, các nhà nghiên cứu đã tìm đuợc một số giống phù hợp để trồng ở Đà Lạt.

Cử nhân sinh học Lê Tiến Thành (33 tuổi, trú tại phường 5) là người đầu tiên sản xuất kinh doanh hoa oải hương ở Đà Lạt. Anh đã trồng thành công 3 giống oải hương thuộc các dòng Lavadins, oải hương Pháp và oải hương cánh bướm tại làng hoa Vạn Thành.

Anh cho biết sau thời gian dài thử nghiệm, từ năm 2012 đã bán lavender ra thị trường với giá từ 35.000-50.000 đồng/chậu, đến năm 2013 trồng thành vườn để cắt cành bán. Vườn oải hương 1.000m2 đơm hoa tím biếc, ống hoa được sắp xếp liên tục vòng quanh cuống. Lavender tỏa hương ngào ngạt, thu hút rất nhiều ong bướm.

Mê hoặc những vườn oải hương đầu tiên ở Việt Nam - ảnh 1Vườn hoa oải hương của anh Thành
Mê hoặc những vườn oải hương đầu tiên ở Việt Nam - ảnh 2Trang trại hoa ở khu sinh thái Lavender Đà Lạt
Đông đảo du khách và người dân địa phương, đặc biệt là các bạn trẻ tìm đến chiêm ngưỡng, mua hoa và chụp ảnh lưu niệm. Một số người hỏi mua với số lượng lớn nhưng anh từ chối, chỉ bán lẻ cho khách mua dưới 50 bông. “Không ngờ có thể sở hữu những cành oải hương tươi thắm mà trước đây chỉ được nhìn thấy trên các trang mạng hoặc oải hương khô nhập ngoại với số lượng hạn chế”, chị Tâm đến từ thành phố Nha Trang hào hứng nói.

Một đơn vị chuyên tiêu thụ hoa tươi ở TP. HCM lập tức đặt vấn đề ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm lâu dài nhưng hiện sản phẩm làm ra không đủ để cung cấp cho thị trường. “Mình không muốn những người khác tìm đến tận nơi mua hoa lại phải về tay không”, anh tâm sự.

Oải hương có gần 40 giống, hầu hết có khả năng chịu hạn, không ưa môi trường ẩm ướt. Là loài hoa mới nhập nội và khó tính nên phải kỳ công chăm sóc. Nếu trồng bằng hạt phải 7,5 tháng mới cho thu hoạch, còn với cây giống cấy mô hoặc chiết cành chỉ khoảng 4 tháng. Lợi nhuận trồng hoa oải hương cao gấp 2-3 lần so với hoa cúc.

Mê hoặc những vườn oải hương đầu tiên ở Việt Nam - ảnh 3
Mê hoặc những vườn oải hương đầu tiên ở Việt Nam - ảnh 4
Mê hoặc những vườn oải hương đầu tiên ở Việt Nam - ảnh 5Một số loài hoa oải hương.
Một doanh nghiệp đến từ TP. HCM cũng đã mạo hiểm trồng đồi oải hương rộng bạt ngàn tại khu sinh thái Lavender Đà Lạt, cách trung tâm thành phố khoảng 7km. Một số bụi lanvender đã nở hoa màu tím nhạt khiến cộng đồng mạng như lên cơn sốt. Giám đốc Nguyễn Minh Tân (54 tuổi) cho biết 1-2 tháng tới, oải hương có thể phủ tím một góc hồ Tuyền Lâm. Công ty sẽ chiết tinh dầu oải hương để chế biến nước hoa, mỹ phẩm... phục vụ nhu cầu tham quan, mua sắm của du khách. Trong tương lai sẽ nâng diện tích trồng oải hương lên gần gấp đôi, khoảng 21ha.

Đọc tiếp »

Xoài Việt Nam vượt nhiều cửa ải khắt khe đến Úc

Cán bộ kiểm dịch thực vật Úc kiểm tra xoài Việt Nam nhập khẩuCán bộ kiểm dịch thực vật Úc kiểm tra xoài Việt Nam nhập khẩu

Theo đó, lô hàng “khai phá” này là của Công ty TNHH Agricare Việt Nam thu mua từ Tổ hợp tác Tân Thuận Tây, Cao Lãnh (Đồng Tháp), đã được cơ quan kiểm dịch thực vật Úc cho phép thông quan và phân phối đến người tiêu dùng Úc.

Kết quả này đến từ sự hợp tác chặt chẽ giữa Cục Bảo vệ thực vật và cơ quan thẩm quyền của Úc, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam cũng như sự tham gia tích cực của người trồng xoài và các doanh nghiệp như Agricare Việt Nam, Công ty chiếu xạ Sơn Sơn.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, đây thực sự là một tin vui đối với trái cây Việt Nam, góp phần đa dạng hoá thị trường, tiếp tục khẳng định uy tín của trái cây Việt Nam tại các thị trường khó tính, có giá trị cao. Người tiêu dùng tại Úc đã đánh giá cao chất lượng quả xoài Việt Nam.

Dự kiến ngày 26/9 tới, Công ty TNHH Agricare tiếp tục xuất khẩu 3 tấn xoài bằng đường hàng không sau đó sẽ xuất với số lượng lớn bằng đường biển sang thị trường Úc.

Ông Lê Sơn Hà, Trưởng phòng Kiểm dịch thực vật (Cục Bảo vệ Thực vật) cho biết, để xoài Việt xuất được sang Úc, phải đảm bảo rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe.

Theo đó, vùng trồng trồng xoài phải áp dụng biện pháp canh tác, quản lý sinh vật gây hại và thu hoạch đảm bảo giảm thiểu sinh vật gây hại trên quả xoài, áp dụng tiêu chuẩn GAP và được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, cấp mã số.

Cơ sở trồng phải lập và lưu lại hồ sơ, nhật ký sản xuất. Xoài để xuất khẩu không bị nhiễm sâu bệnh, dính đất, không để lẫn với xoài chưa được cấp mã số…và được vận chuyển đến cơ sở đóng gói được cấp mã số bằng phương tiện đảm bảo vệ sinh.

Trong khi đó, với cơ sở đóng gói, phải đăng ký và được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, cấp mã số. Trước mỗi mùa xuất khẩu xoài, cơ sở đóng gói phải được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra đánh giá và công nhận đáp ứng điều kiện nhập khẩu của Úc.

Ngoài ra, trên bao bì và ghi nhãn phải tuân thủ các quy định rất cụ thể của Úc. Đặc biệt, xoài xuất khẩu đi Úc phải được chiếu xạ, kiểm dịch nghiêm ngặt.

Cơ quan kiểm dịch phải ghi rõ: “Lô quả này được sản xuất tại Việt Nam đáp ứng các điều kiện nhập khẩu xoài tươi vào Úc và tuân thủ quy định tại Chương trình xuất khẩu quả tươi đã được chiếu xạ từ Việt Nam sang Úc”. Trong mục biện pháp xử lý trên Giấy chứng nhận ghi rõ “Liều chiếu xạ thấp nhất 400 Gy”.

Đọc tiếp »

Công ty Trung Quốc cấm nhân viên mua iPhone 7

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Một công ty ở tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) mới đây đã ban hành quyết định cấm nhân viên mua iPhone 7/7 Plus mới của hãng Apple.

Theo chính sách này, nếu người lao động mua hoặc sử dụng iPhone 7/7 Plus, họ sẽ bị thuộc thôi việc. Lí do khiến công ty này đưa ra một chính sách khá kì lạ như vậy là do họ mong muốn các nhân viên sẽ quan tâm nhiều hơn tới gia đình và tìm đến những thú vui lành mạnh của cuộc sống.

Ngoài ra, lãnh đạo công ty cũng kêu gọi nhân viên mua và sử dụng các sản phẩm nội địa Trung Quốc để ủng hộ quê hương.

Quyết định này của công ty đã nhận lại những phản ứng trái chiều. Có người ủng hộ công ty và cho rằng đây là một hành động có ý nghĩa nhằm thúc đẩy sự phát triển của điện thoại nội địa. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng đây là hành động bài trừ hàng hóa nước ngoài.

Đọc tiếp »

CEO mới của Techcombank từng “chinh chiến” nhiều nơi

Ông Nguyễn Lê Quốc Anh gia nhập Techcombank từ tháng 5/2015 với vị trí Giám đốc Khối Chiến lược và Phát triển.Đầu năm 2016, ông được bổ nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc phụ trách điều hành Ngân hàng trước khi chính thức nhận chức Tổng Giám đốc Techcombank ngày hôm nay. Trong thời gian này, ông Nguyễn Lê Quốc Anh đã góp phần tạo nên nhiều thành công nổi bật về kinh doanh, phát triển nhân lực và nâng tầm thương hiệu của Ngân hàng.

Tính đến hết 31/08/2016, ngân hàng đã đạt lợi nhuận trước thuế ở mức 2.836 tỷ đồng, hoàn thành 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2016. Đồng thời, Ngân hàng đã kiểm soát tốt chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động với tỷ trọng chi phí trên thu nhập ở mức 32,34% cho 8 tháng đầu năm 2016. Với sự dẫn dắt của ông, các mục tiêu phát triển nhân lực, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và nâng cao chất lượng môi trường làm việc cũng ghi nhận kết quả tích cực.

Ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Techcombank cho biết: “Sau 06 tháng đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc phụ trách điều hành, ông Nguyễn Lê Quốc Anh đã chứng tỏ được năng lực vượt trội và khả năng tiên phong, dẫn dắt ngân hàng triển khai nhiều sáng kiến đổi mới, tạo đà bứt phá mạnh mẽ trong thời gian tới. Tôi tin tưởng rằng, với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và quản trị ngân hàng quốc tế,đặc biệt với đam mê cống hiến để phát triển thành công một doanh nghiệp Việt vươn tầm quốc tế, ông Nguyễn Lê Quốc Anh sẽ dẫn dắt Techcombank hoàn thành xuất sắc mục tiêu chiến lược của Ngân hàng, từ đó, mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng và cổ đông".

Ông Nguyễn Lê Quốc Anh là chuyên gia trong các lĩnh vực: Thiết lập tư duy chiến lược, quản lý dự án, phân tích kinh doanh và xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả, chiến lược kinh doanh và marketing, xây dựng kiến trúc hệ thống công nghệ. Trước khi đến với Techcombank, ông từng giữ các vị trí cao cấp tại các tổ chức lớn tại Mỹ như T-Mobile US, Wells Fargo Bank, Nissan USA, Fortress Investment Group, , McKinsey & Co, Viện Nghiên cứu Quốc gia Argonne, Pacific Gas & Electric Co và nhiều tổ chức quốc tế khác.

Đọc tiếp »

SCIC sẽ bán Vinamilk giá bao nhiêu?

Theo danh mục 10 doanh nghiệp mà Chính phủ yêu cầu SCIC thoái vốn có Tổng công ty cổ phần Bảo Minh, Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia, VNM, Công ty cổ phần FPT…). VMN đã chính thức được SCIC chọn làm doanh nghiệp đầu tiên thực hiện quá trình bán vốn tại 10 DNNN này và đặt rất nhiều kỳ vọng. “Giá trị vốn hóa của Nhà nước tại 10 doanh nghiệp này khoảng 100.000 tỷ đồng, trong đó, riêng VNM chiếm 90%. (khoảng 90.000 tỷ).”, ông Chi cho biết lý do.

SCIC dự kiến mức giá kỳ vọng nào khi bán VNM? Theo ông Nguyễn Đức Chi, đơn vị này kỳ vọng có thể bán giá cao nhất có thể để thu tiền về cho Nhà nước nhưng chắc chắn là sẽ không thấp hơn giá thị trường tại thời điểm giao dịch ( giá sàn). “VNM là thương hiệu lớn, giá trị cao, giá trị tài sản thực của VNM chưa đến 1 tỷ USD nhưng giá thị trường, tính theo thị giá lên đến 9 tỷ USD. Rõ là giá trị thương hiệu rất lớn”, ông Chi nói. Đồng thời khẳng định, VNM là doanh nghiệp tốt, minh bạch rất hấp dẫn các nhà đầu tư. Chúng tôi kỳ vọng và không giới hạn tổ chức hay cá nhân, nhà đầu tư trong hay ngoài nước tham gia. Miễn đáp ứng được năng lực tài chính.

SCIC đang trong quá trình lựa chọn tư vấn cho quá trình thoái vốn và dự kiến sẽ hoàn tất việc lựa chọn trong tháng 9 và khoảng tháng 11 sẽ có mức giá sàn đối với cổ phiếu của VNM. Những cái tên nhà tư vấn được SCIC nhắc đến gồm: Credit Suise, JP Morgan, HSBC, Morgan Stanley, công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) công ty chứng khoán Bản Việt, công ty chứng khoán Hồ Chí Minh ...

“SCIC sẽ cố gắng bán VMN với giá cao nhất có thể nhưng chắc chắn là không thấp hơn giá thị trường tại thời điểm giao dịch. Dự kiến tháng 11 có thể công bố giá khởi điểm”, Ông Nguyễn Đức Chi, chủ tịch SCIC

Việc thoái vốn 9% cổ phần của Nhà nước tại VNM được đại diện SCIC khẳng định sẽ được thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính là việc rút vốn tại doanh nghiệp nhà nước phải vừa trật tự vừa có hiệu quả cao, ổn định sự phát triển của doanh nghiệp sau khi thoái vốn vì đó là những doanh nghiệp lớn ảnh hưởng đến xã hội, thị trường chứng khoán…

Việc thoái vốn sẽ được thực hiện công khai, minh bạch nhằm thu hút sự quan tâm của tất cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Dự kiến, việc giới thiệu về VNM cũng sẽ được tổ chức cả trong và ngoài nước. Số tiền bán được , đại diện SCIC khẳng định sẽ thực hiện theo Nghị quyết Quốc hội và luật ngân sách. Cụ thể hơn là đã có kế hoạch trong cân đối khoản 30.000 tỷ để sử dụng cho đầu tư phát triển và xây dựng một số dự án công trình quan trọng. Như Bệnh viện Bạch mai 2, Việt đức 2, Chợ rẫy... có phần lấy từ nguồn thoái vốn này.

Hiện Nhà nước đang nắm giữ cổ phần tại VNM là hơn 45%. Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/9, cổ phiếu VNM có thị giá là 140.000 đồng/cổ phiếu. Với 9% cổ phần bán đi,có thể nhìn thấy, nếu thuận lợi ít nhất Nhà nước sẽ thu khoảng 15.000 -18.000 tỷ đồng. Sau VNM, SCIC cũng sẽ xây dựng kế hoạch bán vốn tại 9 DNNN còn lại nhưng nhiều khả năng, thời gian từ nay đến hết năm, SCIC sẽ tập trung toàn tâm toàn ý vào thương vụ lớn nhất này!
Đọc tiếp »

Bộ Công Thương chọn 311 doanh nghiệp xuất khẩu uy tín

Theo Bộ Công Thương, chương trình DN xuất khẩu uy tín do bộ thực hiện từ năm 2004 đến nay nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cơ quan hữu quan và cộng đồng DN xuất khẩu trên cả nước. Trong danh sách được chọn năm nay, có 17 DN uy tín thuộc ngành cà phê, 12 DN ngành chè, 3 DN ngành dây điện và cáp điện, 38 DN dệt may, 8 DN dược và thiết bị y tế, 33 DN xuất khẩu gạo, 18 DN hạt điều, 21 DN xuất khẩu rau củ quả…

Đọc tiếp »

Lô xoài đầu tiên của Việt Nam đi Úc

Đây là lô hàng khởi đầu Công ty TNHH Agricare Việt Nam thu mua từ Tổ hợp tác Tân Thuận Tây, Cao Lãnh (Đồng Tháp). Dự kiến ngày 26/9 tới, Công ty TNHH Agricare tiếp tục xuất khẩu 3 tấn xoài bằng đường hàng không, sau đó sẽ xuất với số lượng lớn bằng đường biển sang thị trường Úc.

Đọc tiếp »

9 tháng, hơn 16 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam

Cả nước có 1.820 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và 851 lượt dự án đăng ký tăng vốn. Trong 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Hàn Quốc dẫn đầu với 5,58 tỷ USD; Singapore đứng vị trí thứ hai với 1,84 tỷ USD; Nhật Bản xếp thứ 3 với 1,7 tỷ USD.

Đọc tiếp »

Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh

Giá cà phê Robusta tại các tỉnh Tây Nguyên 900-1.000 đồng/kg, lên 41.000- 41.700 đ/kg. Giá cà phê Robusta xuất khẩu giao tại cảng TPHCM cũng tăng 50 USD/tấn lên 1.906 USD/tấn.

Tuy nhiên, dù giá cà phê nội địa có tăng, lượng cà phê bán ra không nhiều, do người dân vẫn găm hàng, hy vọng giá tiếp tục tăng. Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong tháng 10 có khả năng chậm lại do dự trữ của nông dân còn ít, trong khi các nhà xuất khẩu do dự khi bán ra có thông tin vụ thu hoạch sẽ trễ hơn thường lệ.

Trong khi đó, theo dự báo trong niên vụ cà phê 2016-2017, sản lượng cà phê ở Tây Nguyên sẽ giảm mạnh, do chịu ảnh hưởng hạn hán nặng nề nhất trong 30 năm qua.

Đọc tiếp »

Vì sao đường sắt xin ứng 471 tỷ đồng trả nợ?

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Trao đổi với Tiền Phong ngày 23/9, Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết: Sở dĩ ĐSVN có văn bản kiến nghị trực tiếp lên Thủ tướng Chính phủ về việc này là do trước năm 2016, ĐSVN là một hộ kế hoạch độc lập với dòng kế hoạch Bộ GTVT.

Theo đó, trước đây ĐSVN xin và đã được Chính phủ đồng ý cho đầu tư mới 3 công trình cầu khẩn cấp là cầu Đồng Nai, Tam Bạc, Thị Cầu với số vốn hơn 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, Chính phủ mới cấp 700 tỷ nên thiếu kinh phí trả cho nhà thầu. “Khoản tiền này đã được Chính phủ duyệt theo kế hoạch nên Bộ GTVT đồng thuận với đề nghị của ĐSVN”, ông Đông nói.

Trước đó, với vai trò là chủ đầu tư các công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp của Thủ tướng Chính phủ, ĐSVN đã đề nghị nhà thầu triển khai hoàn thành công trình đúng theo tiến độ, 3 công trình xây dựng mới là cầu Đồng Nai, Tam Bạc, Thị Cầu đã cơ bản hoàn thành vào năm 2013.

Theo ĐSVN, việc nợ hơn 471 tỷ đồng các nhà thầu thi công từ năm 2013 đến nay các nhà thầu nợ lương công nhân, tiền vật tư, chi trả lãi vay ngân hàng mỗi năm gần 50 tỷ đồng.

Đọc tiếp »