Tiến sỹ Mai Hải Đăng, Phó chủ tịch SAPA Thale, trực tiếp chỉ đạo thực hiện dự án APPP cho hay: Ứng dụng nhằm tạo ra việc đi lại thuận lợi, tối ưu thông qua môi trường Internet tương tự như Uber và Grab.
Tuy nhiên, ứng dụng sẽ không cạnh tranh trực diện với Uber, Grab mà sẽ có những bước đi khác biệt. Chẳng hạn sẽ giảm tối đa các thao tác để người dùng dễ sử dụng dịch vụ nhất; tập trung vào khách hàng là doanh nghiệp (cho các doanh nghiệp thuê xe, quản lý chi phí thông qua ứng dụng), cung cấp dịch vụ vận chuyển bảo đảm hơn đối với khách hàng có nhu cầu đặc thù như người già, trẻ em.
Giá cước dịch vụ cũng sẽ do tài xế và khách hàng quyết định thông qua cuộc đấu giá trên môi trường ứng dụng trong thời gian tối đa trong 2 phút.
Tất cả nạn nhân chất độc màu da cam di chuyển bằng ứng dụng APPP sẽ được miễn phí. Ngoài ra, dự án trích 1% lợi nhuận cho Quỹ Vì nạn nhân chất độc màu da cam/Dioxin.
Ông Đăng cho hay, hiện SAPA Thale đã nộp đề án thí điểm và đang được Bộ GTVT xem xét.
Tại lễ công bố, SAPA Thale cũng công bố thành lập quỹ (với kinh phí ban đầu 5 tỷ đồng) để hỗ trợ Đại học công nghệ GTVT trong công tác đào tạo.
Tại lễ công bố, ông Nguyễn Đắc Nghiệp, là nghị sỹ của thành phố Thale, Chủ tịch Cty SAPA Thale tại Liên bang Đức cho biết: APPP là dự án đầu tư hướng về quê hương mang tính thực tiễn, sử dụng trí tuệ Việt Nam để liên kết giữ máy móc và thế giới thực mà thế giới đang gọi là cuộc Cách mạng 4.0.
Có mặt tại lễ công bố, Thứ trưởng GTVT Lê Đình Thọ cho hay, ông tin tưởng và chúc mừng sự hợp tác này vì SAPA Thale là doanh nghiệp lớn ở Đức. Ông Thọ thay mặt Bộ GTVT cam kết hỗ trợ SAPA Thale và Đại học Công nghệ GTVT thực hiện thành công các nội dung hợp tác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét