Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Tàu Tết Đinh Dậu giảm gần 5.000 vé so với năm ngoái

Họp báo công bố kế hoạch bán vé tàu Tết sáng nay tại Ga Sài Gòn.Họp báo công bố kế hoạch bán vé tàu Tết sáng nay tại Ga Sài Gòn.

Thông tin này do ông Lê Quốc Trung, phó Tổng giám đốc công ty Vận tải hành khách Đường sắt Sài Gòn (VTHKĐS SG) đưa ra trong buổi công bố kế hoạch bán vé tàu phục vụ đi lại của người dân trong dịp Tết Đinh Dậu diễn ra sáng nay, 23/9.

Theo ông Trung, từ 20 đến 29 tháng chạp, công ty VTHKĐS SG cung cấp 133.000 vé tàu, trong đó có 12.500 ghế phụ. Cao điểm sau Tết, ngành đường sắt sẽ cung cấp 160.000 vé tàu, trong đó có 15.000 ghế phụ. So với năm ngoái, khả năng phục vụ giảm gần 4.500 chỗ, trong đó trước tết giảm 2.000 chỗ và sau tết giảm 2.300 chỗ.

Việc giảm khả năng phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết Đinh Dậu là do công ty VTHKĐS SG triển khai một số dự án nâng cấp, cải tạo toa xe. Số đôi tàu và toa xe năm nay tương đương năm ngoái nhưng ngành đường sắt cải tạo toa xe giường nằm không điều hoà thành các toa xe giường nằm có điều hoà. Các toa xe 80 chỗ trước đây hành khách ngồi rất chật nên đang được cải tạo thành toa 56 chỗ.

Tàu Tết Đinh Dậu giảm gần 5.000 vé so với năm ngoái - ảnh 1Nhân viên đường sắt bán vé tàu cho hành khách tại ga Sài Gòn.

Việc điều hành giá vé tàu Tết theo cơ chế thị trường được chia thành 8 giai đoạn, mỗi giai đoạn có mức giảm khác nhau nhưng nhìn chung đều tăng so với tết năm ngoái. Đơn cử như giá vé tàu SE3/4 (mác tàu nhanh nhất), giá vé đã tăng 9,8% so với năm ngoái.

Thời gian phục vụ cao điểm Tết năm nay tính từ ngày 13/1 đến hết ngày 18/2/2017. Công ty chạy thường xuyên hàng ngày 6 đôi tàu Thống Nhất (SE1/SE2, SE3/SE4, SE5/SE6, SE7/SE8, SE13/SE14, TN1/TN2) và 6 đôi tàu Thống Nhất tăng cường (tàu SE11/SE12, SE17/SE18, SE29/SE30, TN3/TN4, TN5/TN6, TN7/TN8).

Theo ông Đỗ Quang Văn, giám đốc chi nhánh VTĐS SG, từ 25 đến ngày 30/9 ngành đường sắt sẽ bán vé cho các tập thể đã đăng ký. Từ ngày 1/10 tới, công ty sẽ tổ chức bán vé cho hành khách cá nhân trên Website: www.dsvn.vn, bán tại các nhà ga và điểm bán vé của đường sắt. Mỗi khách hàng được đặt chỗ trên website, các nhà ga, điểm bán vé. Mỗi lần mua không quá 4 vé cho một chiều.

Đọc tiếp »

Grab được đầu tư thêm 750 triệu USD

Với thương vụ này, Grab đã chính thức trở thành công ty khởi nghiệp có tài lực mạnh nhất trong lĩnh vực công nghệ và ứng dụng di động trên toàn Đông Nam Á. Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ SoftBank (Nhật Bản), đối tác chiến lược bền vững của Grab, tiếp tục dẫn đầu vòng gọi vốn này với sự tham gia của các nhà đầu tư mới và hiện tại.

Ứng dụng kết nối xe hơi riêng, xe máy, taxi và xe đi chung tại 6 quốc gia và 31 thành phố ở Đông Nam Á của Grab hiện có hơn 1,5 triệu lượt đặt mỗi ngày. Grab cho biết sẽ dành một tỷ USD vốn huy động được để tiếp tục mở rộng các dịch vụ giao thông trong khu vực có 620 triệu dân.

Grab đang cung cấp dịch vụ kết nối xe hơi riêng, xe máy, xe taxi và xe đi chung tại 6 quốc gia và 31 thành phố trên toàn khu vực Đông Nam Á. Các số liệu thống kê mới nhất cho thấy cứ 4 hành khách thì có 1 người sử dụng các loại hình dịch vụ này của Grab.

Grab cho biết sẽ dành một tỷ USD vốn huy động được để tiếp tục mở rộng các dịch vụ giao thông trong khu vực có 620 triệu dân. Grab cũng sẽ đặc biệt chú trọng đầu tư vào các phương thức thanh toán di động để cho phép trải nghiệm giao dịch hàng ngày một cách thông suốt tại một khu vực có tỷ lệ sử dụng thẻ ngân hàng và thẻ tín dụng thấp, cũng như hạn chế các lựa chọn thanh toán không dùng tiền mặt.

“Grab đã có những bước tăng trưởng nhảy vọt trong vòng một năm qua. Vòng huy động vốn này cho thấy, các nhà đầu tư đã đặt niềm tin và hoàn toàn lạc quan với vị thế dẫn đầu của Grab, cũng như tiềm năng lâu dài của công ty tại thị trường Đông Nam Á. Chúng tôi may mắn có được những đối tác lớn như SoftBank, là các nhà đầu tư đã có bề dày kinh nghiệm trong việc bỏ vốn vào các doanh nghiệp Internet hàng đầu tại các thị trường mới nổi, và đồng hành cùng những doanh nghiệp này trên con đường trở thành nòng cốt của các hệ sinh thái Internet tại mỗi thị trường”, ông Anthony Tan, Giám đốc điều hành kiêm đồng sáng lập Grab cho biết.

Đọc tiếp »

Mê hoặc những vườn oải hương đầu tiên ở Việt Nam

Oải hương hoặc lavender có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, được trồng nhiều ở Anh, Pháp, Hà Lan... Gần đây, các nhà nghiên cứu đã tìm đuợc một số giống phù hợp để trồng ở Đà Lạt.

Cử nhân sinh học Lê Tiến Thành (33 tuổi, trú tại phường 5) là người đầu tiên sản xuất kinh doanh hoa oải hương ở Đà Lạt. Anh đã trồng thành công 3 giống oải hương thuộc các dòng Lavadins, oải hương Pháp và oải hương cánh bướm tại làng hoa Vạn Thành.

Anh cho biết sau thời gian dài thử nghiệm, từ năm 2012 đã bán lavender ra thị trường với giá từ 35.000-50.000 đồng/chậu, đến năm 2013 trồng thành vườn để cắt cành bán. Vườn oải hương 1.000m2 đơm hoa tím biếc, ống hoa được sắp xếp liên tục vòng quanh cuống. Lavender tỏa hương ngào ngạt, thu hút rất nhiều ong bướm.

Mê hoặc những vườn oải hương đầu tiên ở Việt Nam - ảnh 1Vườn hoa oải hương của anh Thành
Mê hoặc những vườn oải hương đầu tiên ở Việt Nam - ảnh 2Trang trại hoa ở khu sinh thái Lavender Đà Lạt
Đông đảo du khách và người dân địa phương, đặc biệt là các bạn trẻ tìm đến chiêm ngưỡng, mua hoa và chụp ảnh lưu niệm. Một số người hỏi mua với số lượng lớn nhưng anh từ chối, chỉ bán lẻ cho khách mua dưới 50 bông. “Không ngờ có thể sở hữu những cành oải hương tươi thắm mà trước đây chỉ được nhìn thấy trên các trang mạng hoặc oải hương khô nhập ngoại với số lượng hạn chế”, chị Tâm đến từ thành phố Nha Trang hào hứng nói.

Một đơn vị chuyên tiêu thụ hoa tươi ở TP. HCM lập tức đặt vấn đề ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm lâu dài nhưng hiện sản phẩm làm ra không đủ để cung cấp cho thị trường. “Mình không muốn những người khác tìm đến tận nơi mua hoa lại phải về tay không”, anh tâm sự.

Oải hương có gần 40 giống, hầu hết có khả năng chịu hạn, không ưa môi trường ẩm ướt. Là loài hoa mới nhập nội và khó tính nên phải kỳ công chăm sóc. Nếu trồng bằng hạt phải 7,5 tháng mới cho thu hoạch, còn với cây giống cấy mô hoặc chiết cành chỉ khoảng 4 tháng. Lợi nhuận trồng hoa oải hương cao gấp 2-3 lần so với hoa cúc.

Mê hoặc những vườn oải hương đầu tiên ở Việt Nam - ảnh 3
Mê hoặc những vườn oải hương đầu tiên ở Việt Nam - ảnh 4
Mê hoặc những vườn oải hương đầu tiên ở Việt Nam - ảnh 5Một số loài hoa oải hương.
Một doanh nghiệp đến từ TP. HCM cũng đã mạo hiểm trồng đồi oải hương rộng bạt ngàn tại khu sinh thái Lavender Đà Lạt, cách trung tâm thành phố khoảng 7km. Một số bụi lanvender đã nở hoa màu tím nhạt khiến cộng đồng mạng như lên cơn sốt. Giám đốc Nguyễn Minh Tân (54 tuổi) cho biết 1-2 tháng tới, oải hương có thể phủ tím một góc hồ Tuyền Lâm. Công ty sẽ chiết tinh dầu oải hương để chế biến nước hoa, mỹ phẩm... phục vụ nhu cầu tham quan, mua sắm của du khách. Trong tương lai sẽ nâng diện tích trồng oải hương lên gần gấp đôi, khoảng 21ha.

Đọc tiếp »

Xoài Việt Nam vượt nhiều cửa ải khắt khe đến Úc

Cán bộ kiểm dịch thực vật Úc kiểm tra xoài Việt Nam nhập khẩuCán bộ kiểm dịch thực vật Úc kiểm tra xoài Việt Nam nhập khẩu

Theo đó, lô hàng “khai phá” này là của Công ty TNHH Agricare Việt Nam thu mua từ Tổ hợp tác Tân Thuận Tây, Cao Lãnh (Đồng Tháp), đã được cơ quan kiểm dịch thực vật Úc cho phép thông quan và phân phối đến người tiêu dùng Úc.

Kết quả này đến từ sự hợp tác chặt chẽ giữa Cục Bảo vệ thực vật và cơ quan thẩm quyền của Úc, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam cũng như sự tham gia tích cực của người trồng xoài và các doanh nghiệp như Agricare Việt Nam, Công ty chiếu xạ Sơn Sơn.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, đây thực sự là một tin vui đối với trái cây Việt Nam, góp phần đa dạng hoá thị trường, tiếp tục khẳng định uy tín của trái cây Việt Nam tại các thị trường khó tính, có giá trị cao. Người tiêu dùng tại Úc đã đánh giá cao chất lượng quả xoài Việt Nam.

Dự kiến ngày 26/9 tới, Công ty TNHH Agricare tiếp tục xuất khẩu 3 tấn xoài bằng đường hàng không sau đó sẽ xuất với số lượng lớn bằng đường biển sang thị trường Úc.

Ông Lê Sơn Hà, Trưởng phòng Kiểm dịch thực vật (Cục Bảo vệ Thực vật) cho biết, để xoài Việt xuất được sang Úc, phải đảm bảo rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe.

Theo đó, vùng trồng trồng xoài phải áp dụng biện pháp canh tác, quản lý sinh vật gây hại và thu hoạch đảm bảo giảm thiểu sinh vật gây hại trên quả xoài, áp dụng tiêu chuẩn GAP và được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, cấp mã số.

Cơ sở trồng phải lập và lưu lại hồ sơ, nhật ký sản xuất. Xoài để xuất khẩu không bị nhiễm sâu bệnh, dính đất, không để lẫn với xoài chưa được cấp mã số…và được vận chuyển đến cơ sở đóng gói được cấp mã số bằng phương tiện đảm bảo vệ sinh.

Trong khi đó, với cơ sở đóng gói, phải đăng ký và được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, cấp mã số. Trước mỗi mùa xuất khẩu xoài, cơ sở đóng gói phải được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra đánh giá và công nhận đáp ứng điều kiện nhập khẩu của Úc.

Ngoài ra, trên bao bì và ghi nhãn phải tuân thủ các quy định rất cụ thể của Úc. Đặc biệt, xoài xuất khẩu đi Úc phải được chiếu xạ, kiểm dịch nghiêm ngặt.

Cơ quan kiểm dịch phải ghi rõ: “Lô quả này được sản xuất tại Việt Nam đáp ứng các điều kiện nhập khẩu xoài tươi vào Úc và tuân thủ quy định tại Chương trình xuất khẩu quả tươi đã được chiếu xạ từ Việt Nam sang Úc”. Trong mục biện pháp xử lý trên Giấy chứng nhận ghi rõ “Liều chiếu xạ thấp nhất 400 Gy”.

Đọc tiếp »

Công ty Trung Quốc cấm nhân viên mua iPhone 7

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Một công ty ở tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) mới đây đã ban hành quyết định cấm nhân viên mua iPhone 7/7 Plus mới của hãng Apple.

Theo chính sách này, nếu người lao động mua hoặc sử dụng iPhone 7/7 Plus, họ sẽ bị thuộc thôi việc. Lí do khiến công ty này đưa ra một chính sách khá kì lạ như vậy là do họ mong muốn các nhân viên sẽ quan tâm nhiều hơn tới gia đình và tìm đến những thú vui lành mạnh của cuộc sống.

Ngoài ra, lãnh đạo công ty cũng kêu gọi nhân viên mua và sử dụng các sản phẩm nội địa Trung Quốc để ủng hộ quê hương.

Quyết định này của công ty đã nhận lại những phản ứng trái chiều. Có người ủng hộ công ty và cho rằng đây là một hành động có ý nghĩa nhằm thúc đẩy sự phát triển của điện thoại nội địa. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng đây là hành động bài trừ hàng hóa nước ngoài.

Đọc tiếp »

CEO mới của Techcombank từng “chinh chiến” nhiều nơi

Ông Nguyễn Lê Quốc Anh gia nhập Techcombank từ tháng 5/2015 với vị trí Giám đốc Khối Chiến lược và Phát triển.Đầu năm 2016, ông được bổ nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc phụ trách điều hành Ngân hàng trước khi chính thức nhận chức Tổng Giám đốc Techcombank ngày hôm nay. Trong thời gian này, ông Nguyễn Lê Quốc Anh đã góp phần tạo nên nhiều thành công nổi bật về kinh doanh, phát triển nhân lực và nâng tầm thương hiệu của Ngân hàng.

Tính đến hết 31/08/2016, ngân hàng đã đạt lợi nhuận trước thuế ở mức 2.836 tỷ đồng, hoàn thành 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2016. Đồng thời, Ngân hàng đã kiểm soát tốt chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động với tỷ trọng chi phí trên thu nhập ở mức 32,34% cho 8 tháng đầu năm 2016. Với sự dẫn dắt của ông, các mục tiêu phát triển nhân lực, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và nâng cao chất lượng môi trường làm việc cũng ghi nhận kết quả tích cực.

Ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Techcombank cho biết: “Sau 06 tháng đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc phụ trách điều hành, ông Nguyễn Lê Quốc Anh đã chứng tỏ được năng lực vượt trội và khả năng tiên phong, dẫn dắt ngân hàng triển khai nhiều sáng kiến đổi mới, tạo đà bứt phá mạnh mẽ trong thời gian tới. Tôi tin tưởng rằng, với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và quản trị ngân hàng quốc tế,đặc biệt với đam mê cống hiến để phát triển thành công một doanh nghiệp Việt vươn tầm quốc tế, ông Nguyễn Lê Quốc Anh sẽ dẫn dắt Techcombank hoàn thành xuất sắc mục tiêu chiến lược của Ngân hàng, từ đó, mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng và cổ đông".

Ông Nguyễn Lê Quốc Anh là chuyên gia trong các lĩnh vực: Thiết lập tư duy chiến lược, quản lý dự án, phân tích kinh doanh và xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả, chiến lược kinh doanh và marketing, xây dựng kiến trúc hệ thống công nghệ. Trước khi đến với Techcombank, ông từng giữ các vị trí cao cấp tại các tổ chức lớn tại Mỹ như T-Mobile US, Wells Fargo Bank, Nissan USA, Fortress Investment Group, , McKinsey & Co, Viện Nghiên cứu Quốc gia Argonne, Pacific Gas & Electric Co và nhiều tổ chức quốc tế khác.

Đọc tiếp »

SCIC sẽ bán Vinamilk giá bao nhiêu?

Theo danh mục 10 doanh nghiệp mà Chính phủ yêu cầu SCIC thoái vốn có Tổng công ty cổ phần Bảo Minh, Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia, VNM, Công ty cổ phần FPT…). VMN đã chính thức được SCIC chọn làm doanh nghiệp đầu tiên thực hiện quá trình bán vốn tại 10 DNNN này và đặt rất nhiều kỳ vọng. “Giá trị vốn hóa của Nhà nước tại 10 doanh nghiệp này khoảng 100.000 tỷ đồng, trong đó, riêng VNM chiếm 90%. (khoảng 90.000 tỷ).”, ông Chi cho biết lý do.

SCIC dự kiến mức giá kỳ vọng nào khi bán VNM? Theo ông Nguyễn Đức Chi, đơn vị này kỳ vọng có thể bán giá cao nhất có thể để thu tiền về cho Nhà nước nhưng chắc chắn là sẽ không thấp hơn giá thị trường tại thời điểm giao dịch ( giá sàn). “VNM là thương hiệu lớn, giá trị cao, giá trị tài sản thực của VNM chưa đến 1 tỷ USD nhưng giá thị trường, tính theo thị giá lên đến 9 tỷ USD. Rõ là giá trị thương hiệu rất lớn”, ông Chi nói. Đồng thời khẳng định, VNM là doanh nghiệp tốt, minh bạch rất hấp dẫn các nhà đầu tư. Chúng tôi kỳ vọng và không giới hạn tổ chức hay cá nhân, nhà đầu tư trong hay ngoài nước tham gia. Miễn đáp ứng được năng lực tài chính.

SCIC đang trong quá trình lựa chọn tư vấn cho quá trình thoái vốn và dự kiến sẽ hoàn tất việc lựa chọn trong tháng 9 và khoảng tháng 11 sẽ có mức giá sàn đối với cổ phiếu của VNM. Những cái tên nhà tư vấn được SCIC nhắc đến gồm: Credit Suise, JP Morgan, HSBC, Morgan Stanley, công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) công ty chứng khoán Bản Việt, công ty chứng khoán Hồ Chí Minh ...

“SCIC sẽ cố gắng bán VMN với giá cao nhất có thể nhưng chắc chắn là không thấp hơn giá thị trường tại thời điểm giao dịch. Dự kiến tháng 11 có thể công bố giá khởi điểm”, Ông Nguyễn Đức Chi, chủ tịch SCIC

Việc thoái vốn 9% cổ phần của Nhà nước tại VNM được đại diện SCIC khẳng định sẽ được thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính là việc rút vốn tại doanh nghiệp nhà nước phải vừa trật tự vừa có hiệu quả cao, ổn định sự phát triển của doanh nghiệp sau khi thoái vốn vì đó là những doanh nghiệp lớn ảnh hưởng đến xã hội, thị trường chứng khoán…

Việc thoái vốn sẽ được thực hiện công khai, minh bạch nhằm thu hút sự quan tâm của tất cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Dự kiến, việc giới thiệu về VNM cũng sẽ được tổ chức cả trong và ngoài nước. Số tiền bán được , đại diện SCIC khẳng định sẽ thực hiện theo Nghị quyết Quốc hội và luật ngân sách. Cụ thể hơn là đã có kế hoạch trong cân đối khoản 30.000 tỷ để sử dụng cho đầu tư phát triển và xây dựng một số dự án công trình quan trọng. Như Bệnh viện Bạch mai 2, Việt đức 2, Chợ rẫy... có phần lấy từ nguồn thoái vốn này.

Hiện Nhà nước đang nắm giữ cổ phần tại VNM là hơn 45%. Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/9, cổ phiếu VNM có thị giá là 140.000 đồng/cổ phiếu. Với 9% cổ phần bán đi,có thể nhìn thấy, nếu thuận lợi ít nhất Nhà nước sẽ thu khoảng 15.000 -18.000 tỷ đồng. Sau VNM, SCIC cũng sẽ xây dựng kế hoạch bán vốn tại 9 DNNN còn lại nhưng nhiều khả năng, thời gian từ nay đến hết năm, SCIC sẽ tập trung toàn tâm toàn ý vào thương vụ lớn nhất này!
Đọc tiếp »