Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

Tỷ phú bò sữa và giấc mơ thoát khỏi “ao làng”

Anh Diệp Kỉnh Tân đứng cạnh đàn bò sữa của mình. Ảnh: Hòa Hội.Anh Diệp Kỉnh Tân đứng cạnh đàn bò sữa của mình. Ảnh: Hòa Hội.

Công nghệ hiện đại

Trưa giữa tháng 4, chúng tôi đến tham quan trang trại rộng 5 ha nuôi gần 200 con bò sữa. “Vừa vắt sữa lúc sáng và cho ăn xong, bây giờ đang tắm rửa sạch sẽ cho bò”, anh Tân nói. Anh cho biết, trung bình mỗi ngày một cô bò cho gần 19 kg sữa, bán với giá trung bình 12.500 đồng/kg. Hiện tại, trang trại gần 200 con thì có 120 con cho sữa mỗi ngày gần 2,5 tấn, được công ty Vinamilk bao tiêu.

Trang trại được đầu tư thiết bị tự động hóa như: máy cào phân, máy lọc không khí, máy vắt sữa và ống chuyền sữa sẽ tự động truyền trực tiếp vào bình chứa bảo quản lạnh. Còn nguồn thức ăn, anh Tân đầu tư 7 ha đất trồng cỏ nhập từ nước ngoài và một số loại nội địa. Đồng thời, có gắn hệ thống phun tưới tự động để đảm bảo nguồn thức ăn cho bò. “Sắp tới, tôi sẽ gắn thêm vòng đeo cổ cho bò để giám sát thông qua máy tính. Nếu bò bệnh máy báo để điều trị kịp thời”, anh Tân bộc bạch.

Năm 1998, anh Tân tốt nghiệp Đại học Kinh tế TPHCM, sau đó đi làm bên ngoài một năm. Trong thời gian này, anh có điều kiện đi nhiều nơi, đến các trang trại chăn nuôi ở khắp các vùng miền cả nước. Năm sau, anh quyết định về nhà tự mở đại lý bán thức ăn chăn nuôi. Làm được dăm năm, anh nhận ra một điều là nông dân nuôi không kiểm soát dịch bệnh, an toàn sinh học, tỷ lệ thất thoát thức ăn cao và người nuôi kỹ thuật chuyên môn còn hạn chế dẫn đến thua lỗ.

Từ đó, anh nảy ra ý tưởng sẽ đầu tư xây trang trại nuôi bò sữa theo công nghệ Hà Lan để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí. “Tôi muốn tiên phong làm trước, nếu thành công để người dân học tập, còn trường hợp không hiệu quả cũng sẽ đóng góp cho ngành chăn nuôi rút kinh nghiệm”, anh Tân chia sẻ.

Ngoài ra, anh cũng đã đi nhiều nước như: Hàn Quốc, Thái Lan, Hà Lan, Đức tham quan các trang trại nuôi bò, heo để học tập kinh nghiệm. Năm 2014, anh đầu tư 18 tỷ đồng xây dựng trang trại với gần 200 con bò sữa đều nhập từ Hà Lan về. Để tận dụng nguồn phụ phẩm, anh cho biết, vào mùa nắng thì phân bò được lấy ra phơi khô bán cho người dân trồng cây, còn vào mùa mưa đưa vào hố ủ, dùng men vi sinh để xử lý rồi làm phân bón ruộng cỏ.

Nói về tính liên kết giữa các nông dân trong chăn nuôi, anh Tân cho rằng, sự liên kết giữa các nông hộ hay HTX chăn nuôi ở nước ta và các nước khác có sự khác biệt lớn chính là sự tương đồng và tính minh bạch. Anh dẫn chứng, người nuôi 80 con bò, mỗi ngày cho 20 kg sữa/con, còn hộ khác cũng ngần ấy con nhưng ngày cho 30 kg sữa. Hai hộ này liên kết với nhau để học hỏi làm sao cho năng suất sữa nâng lên. Ngoài ra, cách quản lý của họ minh bạch sẽ làm cho các bên có niềm tin để cùng nhau phát triển, xây dựng thương hiệu.

Vươn ra thế giới

Anh Diệp Kỉnh Tân cho biết, hiện tại đang mở thêm trại heo giống trên diện tích 5 ha với vốn đầu tư 40 tỷ theo công nghệ của Hà Lan. Dự kiến nuôi 360 con heo nái, 1.000 heo thịt. Sau đó, khi heo sinh sản sẽ giữ lại toàn bộ heo đực để nuôi lấy thịt, còn heo cái bán giống, có công ty ký hợp đồng bao tiêu.

Trại sử dụng công nghệ gắn chíp trên tai, máy ăn thả xuống mỗi lần 250 gram, ngày thả 3 - 4 lần để tránh thất thoát chi phí. Cách làm này có ưu điểm là khi heo không ăn hết máy sẽ tự động tách ra ô riêng, khi đó thú y sẽ đến kiểm tra. Hơn nữa, giảm được công nhân sẽ không dịch bệnh, không sử dụng kháng sinh chăn nuôi. Ngoài ra, trang trại có phần mềm kết nối với các trang trại ở châu Âu (Hà Lan) để biết nguyên nhân vì sao con nái đẻ thấp, tiêu tốn thứ ăn nhiều ít hay bệnh… Lúc đó, hệ thống máy tính sẽ báo dữ liệu về trang trại nước ngoài để họ phân tích rồi báo về bên này lại để xử lý và điều chỉnh kịp thời”, anh Tân nói.

Ngoài ra, anh còn đầu tư trang trại theo chuẩn GlobalGAP để đảm bảo chất lượng xuất đi toàn cầu. “Hiện tại nước ta đã gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN nên đòi hỏi phải đáp ứng tiêu chuẩn GlobalGAP để vượt khỏi “ao làng” xuất đi Campuchia, Lào hay các nước khác dễ dàng.

“Chỉ có hạ giá thành và áp dụng công nghệ cao vào sản xuất thì may ra mới có lãi chứ như hiện nay, người nuôi thường xuyên bán dưới giá thành sản xuất thì làm sao khá lên được”.
Anh Diệp Kỉnh Tân
Đọc tiếp »

Nhà máy “khát” nguyên liệu sắn, mía

Thực tế, nguồn nguyên liệu để sản xuất đường công nghiệp chế biến hiện chỉ đáp ứng được 1.800 tấn/ngày, trong khi nhu cầu của nhà máy đường là 2.200 tấn/ngày, thiếu 400 tấn/ngày.

Đối với nguồn nguyên liệu sắn, sản lượng toàn tỉnh năm 2016 là hơn 215 nghìn tấn, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất công nghiệp, nhưng thời gian này bị thiếu vì nhiều nhà máy đồng loạt thu mua, cạnh tranh nhau về giá cả.

Để khắc phục tình trạng này, các nhà máy ở Kon Tum phải đi thu mua mía và sắn tại các tỉnh lân cận. Giải pháp lâu dài là tăng cường đầu tư, phát triển vùng nguyên liệu, nhất là cây mía; đồng thời tiếp tục hỗ trợ cây giống, vật tư, phân bón, đảm bảo sắn và mía có đầu ra ổn định.

Đọc tiếp »

Bộ Công Thương làm việc với các nhà bán lẻ về tiêu thụ thịt lợn

Báo cáo với lãnh đạo bộ Công Thương, đại diện các siêu thị cho biết, họ đều có chương trình giảm giá, khuyến mãi, tăng diện tích trưng bày hàng, giới thiệu sâu về chương trình khuyến mãi thịt lợn. Nhìn chung, hiện nay giá các mặt hàng thịt lợn tại siêu thị đều giảm. Tại Big C, thịt ba chỉ chỉ còn 71.000 đồng/kg, giảm 12% so với tháng trước.

Trước đó, tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4 diễn ra ngày 4/5, Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng đánh giá cao vai trò của những đơn vị phân phối bán lẻ như Hapro, Co.opMart, Big C trong việc hỗ trợ giải quyết đầu ra cho doanh nghiệp, hộ dân chăn nuôi lợn, nhờ đó giá thịt lợn hơi doanh nghiệp, thương lái mua của bà con nông dân đã tăng trên 5.000 đồng/kg so với 10 ngày trước đây. Dù vậy, thực tế số lượng thịt lợn tồn trong dân còn khoảng 300.000 - 400.000 tấn (lợn đã đủ tiêu chuẩn xuất chuồng).

Đọc tiếp »

Giá vàng hôm nay 6/5: Tiếp tục sụt giảm

© Bản quyền thuộc báo điện tử Tiền Phong

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Tòa soạn: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội - Điện thoại: (84-4) 39431250 - Fax: (84-4) 39430693 - Email: online@baotienphong.com.vn

Giấy phép số 304/GP-BTTTT cấp ngày 30/7/2013. Cơ quan chủ quản: Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản

Powered by ePi Technologies

Đọc tiếp »

Vietcombank đón nhận bằng khen của Thủ tướng

Tham dự buổi lễ có đồng chí Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh – Uỷ viên BCH TƯ Đảng, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quỹ BTTEVN; đồng chí Đào Ngọc Dung - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH), Phó Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ Quỹ BTTEVN cùng Lãnh đạo Bộ LĐTBXH, đại diện các Cơ quan, Bộ, ngành, các nhà tài trợ, các thế hệ Lãnh đạo, Hội đồng bảo trợ, cán bộ, nhân viên đã và đang công tác tại Quỹ BTTEVN… Về phía Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có đồng chí Trần Phúc Cường - Phó Chủ tịch thường trực Công đoàn tham dự và nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Phát biểu tại buổi Lễ, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhấn mạnh: trong 25 năm qua, Quỹ BTTEVN đã làm tròn trách nhiệm là cầu nối giữa cộng động, xã hội, các tổ chức quốc tế và trẻ em. Giúp cộng đồng đem tới trẻ khắp mọi miền đất nước nguồn lực, tình cảm và kiến thức trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Quỹ BTTE các cấp huy động trên 5.500 tỷ, hàng trăm ngàn tấn hàng hóa và hàng triệu lươt người tham gia, hỗ trợ trên 30 triệu lượt trẻ em được hưởng lợi. Nhờ đó, những em nhỏ kém may mắn bị bệnh tim bẩm sinh, bị khuyết tật vận động, sứt môi hở hàm ếch …

Đọc tiếp »

Egroup tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên 2017

Chiều ngày 6/5/2017, Đại hội cổ đông thường niên Egroup 2017 đã diễn ra tại Hà Nội. Đại hội đã thông qua định hướng chiến lược phát triển hệ sinh thái giáo dục của Egroup trong ngắn hạn và dài hạn.

Trong đó, Đại hội đã đưa ra bức tranh toàn cảnh giáo dục tại thị trường Việt Nam và lý do ngành giáo dục Việt Nam đang thu hút một nguồn vốn lớn từ các nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế. Đây là cơ hội để Egroup phát triển một hệ sinh thái giáo dục hoàn chỉnh tạo ra sự tăng trưởng giá trị về tài sản cũng như khẳng định vị trí tiên phong với các tiềm lực sẵn có về tài chính, công nghệ và sự hậu thuẫn lớn từ các Tập đoàn giáo dục trên thế giới như Chungdahm, Mega Study, SK Telecom, Dongsim, Yakson House…

Cụ thể, Egroup đang xây dựng và phát triển hệ thống kinh doanh chuỗi theo mô hình Công ty mẹ - con bao gồm các lĩnh vực: giáo dục tiếng Anh, giáo dục trực tuyến; giáo dục mầm non; giáo dục phát triển tư duy sáng tạo của trẻ qua robot thông minh và Toán tư duy; giáo dục kĩ năng dạy nghề và du học…

Hiện thực hoá mục tiêu trở thành Tập đoàn giáo dục ứng dụng công nghệ cao và cung cấp cho thị trường các giải pháp giáo dục tiên tiến mang tầm quốc tế với hệ sinh thái giáo dục hoàn chỉnh, năm 2016, Egroup đã có những bước tiến khả quan. Tính đến hết ngày 31/12/2016, doanh thu hợp nhất của công ty đạt 413 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế (LNTT) hợp nhất đạt 58,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 49,5 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, đối với năm 2017, Đại hội cũng thông qua kế hoạch kinh doanh và mục tiêu tiếp tục mở rộng quy mô hệ sinh thái giáo dục, đầu tư vào công ty con nhằm phát triển các tệp khách hàng, hỗ trợ tăng doanh thu và đạt được lợi nhuận như mục tiêu đã đề ra.

Đọc tiếp »

Địa phương nào quản lý an toàn thực phẩm tốt nhất và tệ nhất?

An toàn thực phẩm là vấn đề nóng bỏng luôn được xã hội quan tâmAn toàn thực phẩm là vấn đề nóng bỏng luôn được xã hội quan tâm

Bộ NN&PTNT vừa công bố, kết quả xếp hạng triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2016. Đây là lần thứ hai, Bộ triển khai xếp hạng, với kỳ vọng các địa phương thực sự cuộc, tạo chuyển biến tích cực trong vấn đề an toàn thực phẩm - vốn là vấn đề thường xuyên “nóng” xủa xã hội.

Trong đợt xếp hạng lần này, 10 địa phương có số điểm cao nhất, là những tỉnh xếp loại “tốt” về quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn, gồm: Lào Cai, Lâm Đồng, Hà Nam, Hưng Yên, Sơn La, Vĩnh Phúc, Long An, Đồng Tháp, Phú Thọ và TPHCM.

Thủ đô Hà Nội đứng thứ 14, khi nằm trong nhóm “đạt yêu cầu”.

Theo Bộ NN&PTNT, việc đánh giá các địa phương dựa trên bộ tiêu chí, quy trình đánh giá, xếp hạng; hồ sơ tự đánh giá, chấm điểm triển khai công tác quản lý về an toàn thực phẩm của các địa phương và hội đồng thẩm định của Bộ NN&PTNT.

Trong đó, bộ tiêu chí gồm: Việc chỉ đạo, điều hành công tác quản lý ATTP; tuyên truyền, giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức về ATTP và ý thức chấp hành pháp luật về ATTP; giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về ATTP; tăng cường năng lực công tác quản lý ATTP; xây dựng và phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn.

Năm 2017, Bộ NN&PTNT tiếp tục lấy an toàn thực phẩm là nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành. Năm nay, bộ sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vấn nạn bơm nước vào lợn, trâu, bò và hóa chất trong tôm; thuốc bảo vệt thực vật, phân bón… Đồng thời cũng sẽ thực hiện thanh tra kiểm tra chính quyền địa phương trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm, vật tư nông nghiệp trên địa bàn.

Theo Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, an toàn thực phẩm là mặt trận nóng bỏng, rất khó khăn, phức tạp. Do vậy, phải có những giải pháp đồng bộ, liên tục, kiên trì từ T.Ư xuống địa phương, triển khai quyết liệt cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Đọc tiếp »