Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Làm gì để Tây Bắc bớt nghèo?

Làm gì để Tây Bắc bớt nghèo? - ảnh 2Các đại biểu tại hội nghị

Theo đó, Thống đốc xác định thời gian tới tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với NHCSXH; hỗ trợ NHCSXH để hỗ trợ huy động có nguồn vốn; Hôm nay NHNH đã mời 4 NHTMNN đã đồng hành với NHCS thời gian qua. Tổng nguồn vốn của NHCS mua trái phiếu, đã đạt hơn 80 ngàn tỷ chiếm 50% tổng dư nợ cho vay; NHNN kiên quyết chỉ đạo 4 NHTMNN phải duy trì tiền gửi 2% tại NHCSXH, NHNN cũng tạo điều kiện cho NHCS phát hành trái phiếu; tiếp tục ưu tiên tập trung vốn cho lĩnh vực công nghiệp nông thôn. Thống đốc cũng đề xuất các địa phương, đơn vị tạo điều kiện cơ chế để tạo nguồn vốn cho NHCSXH thời gian tới đồng thời xác định mục tiêu tăng trưởng tín dụng bình quân 14-15%/năm; đảm bảo vốn cho khu vực Tây Bắc cao hơn cả nước; người nghèo; hộ cận nghèo đủ điều kiện được tiếp cận vốn vay…..

Điểm lại đặc thù của vùng kinh tế này trong những năm qua, đại diện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm cũng cho rằng thời gian qua, tín dụng chính sách đã góp phần nỗ lực vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng kết hợp giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho các hộ trong vùng.

Đơn cử Lào Cai là một ví dụ điển hình của sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo, bí thư tỉnh uỷ Nguyễn Văn Vịnh đã điểm lại thành tựu của tỉnh trong thời gian qua có sự đóng góp tích cực của tín dụng chính sách.

“Toàn tỉnh đang thực hiện 13 chương trình tổng doanh số cho vay hơn 2500 tỷ đồng, bình quân cho vay hơn 500 tỷ đồng/năm, tổng dư nợ hết 2015 là gần 2100 tỷ. Tín dụng chính sách tạo điều kiện cho nhân dân đầu tư phát triển kinh tế chăn nuôi, thuỷ sản, nông nghiệp…; cho vay học sinh sinh viên, hỗ trợ nhà ở, tạo an toàn mạnh mẽ trong phát triển kinh tế hộ gia đình, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an ninh chính trị xã hội.”, Bí thư Nguyễn Văn Vịnh nhấn mạnh.

Ông cũng đề xuất thời gian tới, để thực hiện các mục tiêu lớn về đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, tái cơ cấu nông nghiệp, tỉnh sẽ cần các nguồn vốn lớn và rất mong sự quan tâm của Đảng, Nhà nước.

Báo cáo nhìn lại giai đoạn 5 năm từ 2011-2015, Tổng giám đốc NHCS Dương Quyết Thắng cho biết: Thông qua 2.528 điểm giao dịch đặt tại các trụ sở UBND cấp xã, NHCSXH đã triển khai gần 20 chương trình tín dụng chính sách và một số chương trình, dự án nhận ủy thác cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách.

Làm gì để Tây Bắc bớt nghèo? - ảnh 3

Cụ thể, theo ông Dương Quyết Thắng, từ năm 2011 đến nay, đã có trên 2,2 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn từ NHCSXH, trong đó, có trên 1,5 triệu hộ là đồng bào dân tộc được vay vốn; với doanh số cho vay đạt 44.917 tỷ đồng.

“Vốn tín dụng chính sách thực hiện tại vùng trong giai đoạn 2011 - 2015 đã góp phần giúp trên 318 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm mới cho gần 114 nghìn lao động”, Tổng giám đốc NHCS cho biết.

Cũng tại Hội nghị, phát biểu đại diện cho tỉnh Sơn La có ý tưởng chuyển từ vốn cấp dự án lòng hồ sang cho vay ưu đãi. Còn đại diện hội phụ nữ tại Lào Cai cũng khẳng định từ khi có nguồn vốn chính sách này tới, chị em phụ nữ tỉnh đã được tiếp cận rất nhiều (hiện Hội phụ nữ tỉnh đang quản lý 593 tỷ đồng) ngoài ra còn huy động tiết kiệm của chị em để tăng nguồn vốn cho NHCSXH, đẩy mạnh tiết kiệm (25 tỷ đồng)… năng lực chị em, cán bộ hội được nâng lên, gia đình thoát nghèo, phát triển kinh tế. Hàng loạt tấm gương đồng bào dân tộc làm kinh tế tốt, đã chia sẻ kinh nghiệm, và bày tỏ sự biết ơn với đồng vốn tín dụng đã giúp họ và gia đình thực sự xoá nghèo bền vững, đưa đời sống kinh tế gia đình vững chắc đi lên.


Đọc tiếp »

MOOV ký kết hợp tác với Vietnamobile

MOOV hiện là nhà cung cấp dịch vụ âm nhạc kỹ thuật số nước ngoài đầu tiên và duy nhất thực hiện ký kết và hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông của Việt Nam - Vietnamobile. Bằng việc hợp tác chặt chẽ cùng Vietnamobile, tập đoàn PCCW đã đem đến một ứng dụng âm nhạc kỹ thuật số có bản quyền tiêu chuẩn quốc tế với những nội dung giải trí độc quyền đến với đối tượng trẻ tại Việt Nam.

Từ bây giờ, các thuê bao của Vietnamobile có thể trải nghiệm ứng dụng MOOV với dung lượng miễn phí. Đặc biệt, với thuê bao sim PIZZA mới của Vietnamobile, người dùng còn được Vietnamobile dành tặng gói ưu đãi miễn phí 3 tháng truy cập và sử dụng ứng dụng âm nhạc MOOV tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, để có thể thỏa sức giải trí những nội dung độc quyền trên MOOV.

Sim PIZZA là một sản phẩm chưa từng có trên thị trường viễn thông Việt Nam, hứa hẹn mang đến những ưu đãi vượt trội cho thuê bao Vietnamobile, bao gồm giá cước gọi ưu đãi nhất thị trường, với mức giá chỉ từ 990VND/phút cho thuê bao tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng; miễn phí truy cập Facebook, Zalo; và hàng loạt các gói cước ưu đãi độc đáo cho phép người dùng tự “thiết kế” SIM riêng và thay đổi theo thói quen và nhu cầu sử dụng.

MOOV ký kết hợp tác với Vietnamobile - ảnh 1
Ứng dụng MOOV đem đến một thư viện âm nhạc toàn diện với những tuyển tập Vpop, Kpop, Hồng Kông và đa dạng các thể loại nhạc quốc tế từ Mỹ và Anh. Trong tất cả các thể loại âm nhạc kể trên, Kpop được xem như một hiện tượng tại châu Á khi mà phần lớn các bạn trẻ ngày nay đều là fan hâm mộ của thể loại nhạc này.
Đặc biệt hơn nữa, MOOV còn cung cấp lời dịch Tiếng Việt cho các bài hát Tiếng Hàn, giao diện được địa phương hóa và nhiều tính năng cá nhân hoá hơn cho người Việt. Tính năng mang tính đổi mới Lyricsnap!TM kết nối âm nhạc với các phương tiện truyền thông xã hội sẽ giúp người dùng có thể ghép lời bài hát yêu thích cùng với hình ảnh của mình và chia sẻ tâm trạng trên mạng xã hội.

MOOV ký kết hợp tác với Vietnamobile - ảnh 2Ngoài việc cho phép các thuê bao được thỏa sức giải trí và thưởng thức âm nhạc chất lượng mọi lúc mọi nơi, MOOV còn khuyến khích việc nghe có bản quyền bằng những ưu đãi và giảm giá đặc biệt cho người dùng tại các quán cà phê, nhà hàng, quán karaoke và các cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc.

Đọc tiếp »

Samsung thất sủng tại Trung Quốc

Galaxy Note 7 lẽ ra có thể giúp Samsung tăng tốc tại Trung Quốc. Ảnh: ReutersGalaxy Note 7 lẽ ra có thể giúp Samsung tăng tốc tại Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Liu (32 tuổi) cho biết Samsung Electronics đã khẳng định rất nhanh chóng là chiếc Note 7 của anh không nằm trong danh sách bị thu hồi. Nhưng sau các thông tin về khả năng Trung Quốc xảy ra vụ nổ pin đầu tiên, thông báo của Samsung rằng họ không thấy pin có vấn đề gì và chẳng đi kèm lời giải thích nào khác khiến anh cảm thấy không hài lòng.

"Lòng trung thành của tôi với Samsung đã giảm đi đáng kể", anh cho biết, "Samsung từng là ưu tiên số một của tôi. Nhưng giờ thì hết rồi".

Lẽ ra Trung Quốc sẽ là điểm sáng của Samsung trong thời điểm họ phải thu hồi tới cả triệu điện thoại trên toàn cầu. Vì họ vẫn chưa xác nhận bất kỳ sự cố nổ pin nào tại Trung Quốc như tại Mỹ. Tuy nhiên, rất nhiều người đang phàn nàn Samsung không tích cực trấn an người dùng Trung Quốc rằng thiết bị của họ an toàn.

Khả năng Note 7 bị lỗi đang đe dọa nỗ lực tăng trưởng của Samsung tại Trung Quốc. Giữa năm 2014, Samsung từng là thương hiệu số một tại đây. Nhưng hiện tại, họ chỉ đứng thứ 6.

Người Trung Quốc vốn rất nhạy cảm với vấn đề an toàn, đặc biệt sau hàng loạt scandal thực phẩm bẩn hay thuốc giả. Họ cũng rất quan tâm đến việc mình có được đối xử như người tiêu dùng phương Tây hay không.

"Tôi nghĩ rằng người tiêu dùng rất không hài lòng với Samsung. Họ bắt đầu cảm thấy đang bị lợi dụng, và không được tôn trọng", Ben Cavender – nhà phân tích tại China Market Research Group cho biết. Khi được hỏi đã làm gì để trấn an người dùng Trung Quốc, Samsung cho biết trong một thông báo rằng họ tự tin về độ an toàn của Note 7 tại các đại lý được ủy quyền ở đây.

Hồi tháng 6, hãng đồ gia dụng IKEA (Thụy Điển) cũng gặp vấn đề tương tự. Họ thông báo thu hồi các tủ kéo tại Mỹ và Canada vì lo gây tai nạn cho trẻ em. Nhưng họ lại không làm thế ở Trung Quốc ngay lập tức. Việc này khiến rất nhiều người giận dữ để lại bình luận trên Internet rằng IKEA không coi trọng mạng người Trung Quốc. Cuối cùng, đến tháng 7, IKEA đã phải ra thông báo thu hồi tại đây.

Samsung thì giải thích những điện thoại phát nổ là do lỗ sản xuất của pin. Còn Note 7 bán ở Trung Quốc không bị ảnh hưởng, do đến từ nhà sản xuất khác.

Đầu tuần này, Samsung cũng thông báo kết quả điều tra vụ nghi nổ đầu tiên của Galaxy Note 7 tại Trung Quốc cho thấy "có tác động từ bên ngoài". Còn với vụ thứ 2, họ không thể điều tra do người dùng từ chối giao lại điện thoại.

Liu thì băn khoăn liệu Note 7 của Trung Quốc khác gì với điện thoại các nước hay không. "Họ đã vội vàng bỏ qua vấn đề này. Tôi không thấy hài lòng chút nào", anh nói. Với lời giải thích cho trường hợp đầu tiên, anh nghi ngờ: "Chẳng lẽ ý họ là khách hàng cố tình làm nóng điện thoại à? Không có lý gì cả".

Samsung đã khiến khách hàng ngạc nhiên khi cho biết sẽ không thu hồi điện thoại nào tại Trung Quốc, nhưng sau đó lại thu hồi 1.858 chiếc. Họ giải thích đây là những chiếc được phân phối để thử nghiệm trước khi bán ra thị trường, và dùng pin khác những chiếc được bán đại trà sau này.

"Thu hồi 1 triệu điện thoại ở Mỹ, mà chỉ hơn 1.800 tại Trung Quốc nghe có vẻ không thành thật", một người dùng bình luận trên tờ People's Daily, "Lo lắng về việc những điện thoại không bị thu hồi có phát nổ không sẽ khiến người dùng ở đây phát điên".

Samsung là thương hiệu điện thoại bán được nhiều nhất toàn cầu. Nhưng tại Trung Quốc, họ hiện đứng sau Huawei, Vivo, Xiaomi, Oppo và cả Apple. Note 7 "lẽ ra đã là cơ hội tốt để tăng doanh số, nhưng họ đã bỏ lỡ nó", Liu cho biết.

Tại một cửa hàng của China Mobile, khách hàng nào thấy Note 7 bày bán cũng hỏi về việc nổ pin. "Doanh số bán Note 7 bị ảnh hưởng đôi chút vì sự cố này. Nhưng chúng tôi vẫn đang bán được hàng", một nữ nhân viên cho biết, "Ngày nào chúng tôi cũng giải thích cho họ. Nhưng tin hay không thì đành tùy vào họ thôi".

Còn tại một cửa hàng khác cũng của China Mobile tại Bắc Kinh, Note 7 màu đen đã cháy hàng. Li - một nhân viên tại đây cho biết chẳng ai hỏi về sự cố này cả. "Vẫn có những khách hàng chỉ thích Samsung và không mấy quan tâm đến việc này", anh cho biết.

Dù vậy, Cavender cho rằng về lâu dài, doanh số Note 7 tại Trung Quốc có thể chịu tác động lớn. "Những người chuẩn bị mua điện thoại sẽ chuyển sang Apple hoặc các thương hiệu trong nước như Huawei. Mà nếu vẫn thích Samsung, chắc họ sẽ đợi dòng tiếp theo, vì chẳng ai muốn chấp nhận rủi ro mua sản phẩm lỗi đâu", anh kết luận.

Đọc tiếp »

Túi xách 'kinh dị' đính đầu mèo có giá nghìn đô

Thương hiệu Tradme vừa cho ra mắt một sản phẩm túi xách “không đụng hàng” – túi xách làm từ da mèo còn nguyên lông và đầu. Trademe quảng cáo “chiếc túi xách này dành cho những cô gái yêu thời trang và sẽ thu hút ánh nhìn ở bất cứ nơi nào bạn đến.”

Dây đeo của túi xách có thể điều chỉnh độ dài theo ý thích. Nếu khách hàng biết cách bảo quản, chiếc túi này sẽ vẫn giữ được vẻ ngoài tươi mới qua nhiều năm sử dụng.

Túi xách 'kinh dị' đính đầu mèo có giá nghìn đô - ảnh 1Chiếc túi xách được quảng cáo là không dành cho người yếu tim.
Được biết, sản phẩm túi xách da mèo được tạo ra bởi Clare Hobbs – người làm tiêu bản động vật nổi tiếng ở New Zealand. Giá khởi điểm của chiếc túi này là 1.400 USD (tương đương 31,5 triệu đồng).

Nhà sản xuất khẳng định không có con vật nào bị giết để chế tác sản phẩm này. Theo tiết lộ của Clare Hobbs, cô đã sử dụng da của một con mèo hoang bị xe cán chết trên đường để làm túi. Clare chỉ đơn thuần muốn thể hiện niềm đam mê và mong muốn thiết kế các sản phẩm siêu thực từ mèo.

Tuy nhiên, chiếc túi kinh dị này vẫn vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận. Những người yêu động vật cho biết họ cảm thấy việc sản xuất ra một chiếc túi như vậy là điều không thể chấp nhận được.

Chiếc túi được đưa ra đấu giá hôm 21/9.

Đọc tiếp »

Thế Giới Di Động rời Big C - lời cảnh báo cho mô hình 'shop in shop'

Tâm lý của người dân Việt lại thích mua các sản phẩm điện tử, điện thoại ở cửa hàng chuyên dụng để thoải mái trong trải nghiệm. Ảnh minh họaTâm lý của người dân Việt lại thích mua các sản phẩm điện tử, điện thoại ở cửa hàng chuyên dụng để thoải mái trong trải nghiệm. Ảnh minh họa

Việc Công ty cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) công bố rút 22 cửa hàng ra khỏi Big C Việt Nam theo yêu cầu của bên cho thuê địa điểm khiến dư luận đặt ra nhiều nghi vấn. Theo các chuyên gia, ngoài việc Central Group (chủ mới của Big C) đã sở hữu một đơn vị kinh doanh gần tương đồng (siêu thị điện máy Nguyễn Kim) thì mô hình “shop in shop”, nhất là với mặt hàng đặc thù này, dường như đã kém hấp dẫn.

Khi rút khỏi Big C, ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch Thế Giới Di Động cũng cho biết, thực tế doanh số 22 cửa hàng trong hệ thống này khá thấp so với 1.000 cửa hàng bên ngoài, nên không tác động nào đáng kể đến sự tăng trưởng doanh thu trong 8 tháng của công ty.

Với mô hình mới, dù hoạt động được một năm ở Big C song doanh thu không đáng kể. Mặt khác, đơn vị này cũng cho biết có chút khó khăn là một số ngành hàng chưa thể kinh doanh tại BigC như thẻ cào, máy cũ. Ngoài ra, việc xuất và nhập thông qua cổng BigC còn khó khăn… Mới đây, Thế Giới Di Động muốn chuyển qua bán điện máy và hai bên đã không đạt được thỏa thuận phù hợp nên chấm dứt hợp đồng.Trước đó, Thế Giới Di Động cũng đã từng triển khai mô hình “shop in shop” từ rất lâu tại Bình Dương. Tuy nhiên, do cách thức vận hành còn nhiều hạn chế khiến khách hàng không có được sự thuận lợi cần thiết.

Đơn cử như diện tích gian hàng chỉ ở mức 12m2, phụ thuộc BigC ở khâu thanh toán, các khuyến mại nhận được khi mua phải mang ra siêu thị thegioididong.com bên ngoài mới được áp dụng hoặc các đơn hàng online khó xử lý... Chính vì những hạn chế này nên thử nghiệm lần đầu đã không đạt được thành công.

Không có cái kết chóng vánh như câu chuyện giữa Thế Giới Di Động và BigC nhưng mô hình bán hàng điện tử, di động của nhiều doanh nghiệp trong các hệ thống siêu thị hiện nay cũng kém hấp dẫn.

Từ cuối năm 2009, mô hình "shop in shop" (cửa hàng nằm trong cửa hàng) của chuỗi bán lẻ Viễn Thông A đã bắt đầu đưa vào các hệ thống CoopMart, Lotte Mart… nhưng hoạt động khá mờ nhạt.. Tại các hệ thống siêu thị Lotte ở quận 10, nhân viên bán hàng của Viễn Thông A cho biết lượng khách đến nhiều nhưng đa phần là các bà nội trợ, chỉ quan tâm tới thực phẩm, đồ gia đình chứ ít khi ghé xem điện thoại. “Có ngày chỉ có vài khách trẻ tuổi ghé xem nhưng ít người chuẩn bị sẵn hầu bao để mua. Các mẫu sản phẩm cũng không đa dạng như cửa hàng lớn”, nhân viên ở đây cho biết.

Một cửa hàng khác của Viễn Thông A tại Lotte Mart Gò Vấp (TP HCM) cũng không mấy khách ghé mua. Nhân viên cho hay, cửa hàng mới hoạt động được 5 tháng với định hướng chỉ tập trung phân phối các dòng điện thoại thông minh, máy tính bảng và linh phụ kiện điện tử nên sản phẩm kém đa dạng hơn bên ngoài. Vì không gian tương đối hẹp nên việc lựa chọn sản phẩm cũng không khiến khách hàng hào hứng dẫn đến sức mua cũng khó cạnh tranh. Mặt khác, chi phí mặt bằng, nhân viên cũng khá cao nên lợi nhuận đạt được thấp.

Gần đây, dù đơn vị này áp dụng hàng loạt ưu đãi giảm giá, combo quà tặng và tích lũy 1% giá trị trên mỗi sản phẩm vào thẻ mua sắm của hệ thống Lotte nhưng khách hàng vẫn không mặn mà. Lượng khách tham quan và dùng thử sản phẩm cũng rất thưa thớt.

Nhìn nhận về vấn đề trên, một chuyên giá bán lẻ tại TP HCM cho rằng, việc các doanh nghiệp di động, viễn thông chọn mở cửa hàng tại các hệ thống siêu thị với mong muốn lượng lớn khách hàng đi siêu thị sẽ để ý tới sản phẩm điện tử, di động. Tuy nhiên, tâm lý của người dân Việt lại thích mua các sản phẩm này ở cửa hàng chuyên dụng để thoải mái trong trải nghiệm, lựa chọn và thuận tiện trong thanh toán, bảo hành. Cho nên, mô hình này tại Việt Nam vẫn chưa thực sự hấp dẫn. Vì vậy, việc rút lui của Thế Giới Di Động tại BigC là chuyện bình thường vì mô hình khó phát triển trong khi hai bên bó hẹp lợi ích với nhau.

Riêng việc về thông tin cho rằng BigC “đuổi” Thế Giới Di Động để “dọn đường” cho Nguyễn Kim cũng là một lý do. Tuy nhiên, theo chuyên gia trên, thực tế lý do này cũng không mấy chính xác vì bên trong một số siêu thị BigC vẫn đang có các cửa hàng kinh doanh các sản phẩm công nghệ, phụ kiện… của chuỗi bán lẻ Viễn Thông A.

Ông Đỗ Thanh Năm - Giám đốc Công ty tư vấn và hỗ trợ chiến lược Win-Win cũng đánh giá, mặc dù hệ thống siêu thị là nơi tập trung khách hàng nhưng không phải loại sản phẩm nào cũng được khách hàng đón nhận. Để bán mặt hàng điện tử hút khách thì quy mô cửa hàng tại đây cũng là yếu tố then chốt. Nếu không có sự đa dạng về sản phẩm, quy mô kém hấp dẫn thì khách hàng sẽ chỉ dạo qua chứ không mua.

So sánh với các cửa hàng chuyên biệt, chuyên gia này cho rằng mô hình “shop in shop” chắc chắn kém hấp dẫn hơn và doanh thu cũng chỉ bằng 1/10 so với hệ thống chuyên biệt, thậm chí thấp hơn. Đây cũng là lý do vì sao khi rút khỏi Big C lãnh đạo Thế Giới Di Động cho rằng không có bất cứ tác động mạnh nào tới doanh thu và lợi nhuận của hệ thống.

Đọc tiếp »

Xử nghiêm kinh doanh du lịch trái phép

Phó thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế. Đồng thời yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo Sở Du lịch, cùng các sở, ban, ngành liên quan tăng cường công tác quản lý, bảo đảm an ninh trật tự trong hoạt động kinh doanh lữ hành.

Trước đó, các hoạt động kinh doanh du lịch tại Quảng Ninh gặp phải nhiều vấn đề trong quản lý. Nhiều cơ sở dịch vụ du lịch được mở ra, các hình thức kinh doanh du lịch bị biến tướng, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường kinh doanh và chất lượng du lịch.

Đặc biệt, vừa qua dư luận phản ứng mạnh mẽ tình trạng tổ chức ăn uống trong hang động trên vịnh Hạ Long của một số cơ sở kinh doanh du lịch.

Đọc tiếp »

Vận hành chung cư sắp hết “độc quyền”

Theo đó, để chống độc quyền trong cung cấp các dịch vụ quản lý, vận hành, Bộ Xây dựng quy định: Mỗi tòa nhà chung cư chỉ có một đơn vị quản lý vận hành; Mỗi cụm chung cư có một đơn vị quản lý vận hành hoặc mỗi tòa nhà trong cụm có một đơn vị quản lý vận hành riêng theo quyết định của hội nghị cụm nhà chung cư.

Ngoài ra, Bộ Xây dựng giao sở xây dựng các tỉnh phải công khai mọi thông tin của đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư trên cổng thông tin điện tử của mình để người dân được quyền lựa chọn, ký hợp đồng trực tiếp…

Đọc tiếp »