Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Làm giàu từ gạo sạch

Võ Văn Tiếng (giữa) tại buổi ra mắt CLB sản xuất sạch.Võ Văn Tiếng (giữa) tại buổi ra mắt CLB sản xuất sạch.

Võ Văn Tiếng, 25 tuổi, ở ấp Thượng, xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp - gương mặt vừa lọt vào vòng chung kết cuộc thi Dự án khởi nghiệp năm 2016 sau vòng bán kết ngày 14/9 tại Đồng Tháp. Cuộc thi Dự án khởi nghiệp năm 2016 do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) phối hợp Dự án sáng tạo khởi nghiệp, Quỹ Startup Việt Nam Foundation và Tập đoàn Trung Nguyên tổ chức.

Hôm thi bán kết, Tiếng thuyết trình dự án “Gạo sạch” với thương hiệu Tâm Việt của mình được Ban tổ chức đánh giá cao và chọn đi tiếp vào vòng chung kết diễn ra tại TPHCM vào đầu tháng 10 tới. Đề tài của Tiếng gắn liền với nông dân và mang tính hiệu quả kinh tế cao, không gây ảnh hưởng môi trường.

“Với diện tích 10 ha, chúng tôi sẽ tạo ra mô hình liên kết tuần hoàn giữa trồng trọt, chăn nuôi và khép kín từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Hơn nữa, nông trại nằm trong vùng chuyên canh sản xuất lúa, với lượng phù sa bồi đắp hằng năm nơi đầu nguồn sông Cửu Long, sẽ cho chất lượng gạo tốt, mùi gạo thơm đặc trưng và cây trồng phát triển tốt phục vụ cho chăn nuôi và trồng trọt”, Tiếng tự tin thuyết trình.

Có mặt tại buổi thi bán kết, ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp đánh giá, mô hình sản xuất sạch của Tiếng là điển hình của tỉnh. Đồng thời, ông mong muốn Tiếng cố gắng hơn nữa trong sáng tạo khởi nghiệp để góp phần phát triển quê hương.

Sản xuất sạch

Đầu năm 2015, anh Tiếng bắt tay vào làm nông nghiệp với tâm niệm trồng lúa sạch. “Tôi muốn tạo ra hạt gạo sạch, an toàn đến tay người tiêu dùng. Bởi khẩu phần ăn chính của người Việt Nam chủ yếu là tinh bột, vì thế gạo Tâm Việt có thể giúp cho bữa cơm gia đình thêm ngon miệng lại an toàn cho sức khỏe”, anh Tiếng chia sẻ.

Nói là làm, ban đầu Tiếng thử nghiệm 0,2 ha, giống Nàng hoa 9, năng suất chỉ đạt 4 tấn/ha, đạt khoảng 70% so làm truyền thống. Đối với Tiếng, vụ đầu như thế là thành công. Vụ sau, Tiếng quyết định trồng hết 10 ha.

Nói không với thuốc hóa học

Tiếng cho biết, quy trình tạo ra hạt gạo sạch là trong diện tích 10 ha, thì dành ra 2 ha để đắp đê bao, đào ao xung quanh ruộng. Mục đích là để trồng cỏ làm hàng rào sinh học cách ly với những ruộng sử dụng thuốc BVTV xung quanh và trồng rau màu theo tầng chiều cao cây, hồ nước để lắng lọc nước trước khi đưa vào ruộng. 8 ha còn lại trồng lúa Nàng hoa 9. Lý do chọn giống này được Tiếng giải thích là giống nguyên chủng với đặc tính hạt gạo dẻo, thơm đặc trưng, có vị ngọt và có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.

Tiếng cho rằng, điều quan trọng là ruộng lúa hoàn toàn khộng sử dụng hóa chất mà toàn là phân hữu cơ vi sinh theo phương pháp bón lót để giải ngộ độc phèn cũng như cân bằng độ pH… Để ngăn ngừa sâu hại và dịch bệnh thì thả thêm cá đồng và vịt. Đồng thời, kết hợp với bơm nước vào ruộng ở các giai đoạn. Trên lý thuyết là vậy, Tiếng dẫn chứng cách làm cụ thể, ví dụ khi phát hiện có rầy nâu bám vào lúa. Lúc đó, rầy sẽ đẻ trứng sinh sôi nảy nở. Tiếng trị bằng cách bơm nước vào cho ngập để trứng bị thối. Đồng thời, thả cá vào ăn trứng; khi gặp sâu đục thân thì cho vịt vào ăn.

Lúa sau khi thu hoạch sẽ được trực tiếp giám sát quy trình xay xát và đóng gói. “Để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng chúng tôi không sử dụng hóa chất bảo quản gạo và chống mọt mà dùng phương pháp hút chân không, đóng gói theo tiêu chuẩn HACCP với quy trình và công nghệ hiện đại. Gạo sau đóng gói sẽ được phân phối trực tiếp đến tay người mua thông qua các cửa hàng ở nhiều nơi trên cả nước nhằm tạo ra sự kết nối chặt chẽ giữa người sản xuất và người tiêu dùng, góp phần giảm giá thành sản phẩm”, anh Tiếng nói.

Theo anh Tiếng, hình thức bán hàng chủ lực là bán online giao tận nơi với số lượng lớn. Đồng thời, tham gia các phiên chợ dành cho sản phẩm sạch (phiên chợ Lương Nông, phiên chợ xanh tử tế) và mở cửa hàng bán lẻ tại các thành phố như: Cần Thơ, TPHCM, TP Cao Lãnh (Đồng Tháp), TP Long Xuyên (An Giang)... “Ở mỗi cửa hàng bán lẻ chúng tôi sẽ liên kết với các hộ sản xuất nông sản sạch ở địa phương để đa dạng hóa sản phẩm và giảm chi phí. Còn đối với sản phẩm gạo chủ lực, chúng tôi thiết kế từng mức giá theo từng đối tượng khách hàng và có chính sách khuyến mãi đặc biệt là tặng kèm các sản phẩm sạch khác của nông trại”, Võ Văn Tiếng chia sẻ.

Anh Tiếng cho biết thêm, hiện tại nguồn hàng tự sản xuất trên dưới 50 tấn/vụ không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, sắp tới anh sẽ mở rộng quy mô sản xuất bằng cách hợp tác với hợp tác xã, chủ ruộng rồi bao tiêu đầu ra và hỗ trợ kỹ thuật. Đồng thời, thuê thêm đất mở rộng sản xuất. Hiện nay, anh Tiếng thuê được 10 ha đất ở lân cận, dự kiến vào tháng 11 tới sẽ xuống giống.

Có mặt tại buổi thi bán kết, ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp đánh giá, mô hình sản xuất sạch của Tiếng là điển hình của tỉnh. Đồng thời, ông mong muốn Tiếng cố gắng hơn nữa trong sáng tạo khởi nghiệp để góp phần phát triển quê hương.

Đọc tiếp »

Học phí, xăng khiến chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng mạnh

tăng học phí khiến giá tiêu dùng tăng mạnh. ảnh minh hoạ, internettăng học phí khiến giá tiêu dùng tăng mạnh. ảnh minh hoạ, internet

Theo đó, có tới 10/11 nhóm hàng hoá chính tăng giá, cao nhất là nhóm giáo dục với 7,19%. Từ tháng 9, đồng loạt 53 tỉnh thành trên cả nước tăng học phí theo Nghị định của Chính phủ, khiến nhóm này đóng góp 0,42% vào mức tăng chung. Nhóm giao thông tăng cao thứ 2 với 0,55% do nhiều lần điều chỉnh tăng giá xăng dầu khiến giá giao thông tăng lên.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng mạnh như hợp đồng xuất khẩu 150.000 tấn gạo cho Philippines; thời tiết mưa nhiều khiến giá rau xanh tăng, nhu cầu mua sắm quần áo, mũ nón, giày dép cho năm học mới khiến chỉ số nhóm này tăng so với tháng trước.

Theo bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ phó Thống kê giá-Tổng cục Thống kê, năm nay Chính phủ đặt mục tiêu CPI tăng 5%, trong khi CPI 9 tháng đầu năm là 3,14%, vẫn còn dư địa để đạt mục tiêu của Chính phủ. Những năm gần đây, Chính phủ điều hành theo hình thức kiềm chế lạm phát, nhất là các mặt hàng có sự quản lý của nhà nước.

Bà Ngọc lấy ví dụ trong tháng 8, Tổng cục Thống kê tư vấn cho Bộ Y tế chỉ điều hành giá dịch vụ y tế ở 16 tỉnh thành, các tỉnh khác điều chỉnh theo lộ trình để phù hợp với việc tăng học phí và nhiều mặt hàng tiêu dùng trong tháng 9.

“Các điều hành chính sách của Chính phủ và các bộ ngành rất chủ động , quyết liệt trong kiềm chế lạm phát. Nhà nước định hướng điều chỉnh các mặt hàng theo lộ trình, dần tiệm cận giá thị trường”, bà Ngọc cho biết.

Đọc tiếp »

Cẩn thận kẻo có ngày người Việt không còn thấy Bia Hà Nội

Bia Hà Nội, thương hiệu đã trở nên quen thuộc với nhiều người dân cả nước.Bia Hà Nội, thương hiệu đã trở nên quen thuộc với nhiều người dân cả nước.

Mặc dù vậy, sắp tới đây, chiến lược đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp đang được Chính phủ quyết liệt triển khai có thể mang tới những sự thay đổi lớn.

Thoái vốn Nhà nước, chắc chắn là một chiến lược đúng đắn của Chính phủ để thúc đẩy nền kinh tế thị trường. Hiện tại, Habeco, dù khó khăn hơn trong những năm gần đây, nhưng về cơ bản vẫn là một DN đầy tiềm năng và chỉ cần Nhà nước đánh tiếng bán, chắc chắn sẽ có không ít người sẵn sàng nhảy vào mua.

Đặc biệt là chỉ đạo mới đây nhất của Thủ tướng về việc yêu cầu 12 doanh nghiệp lớn trong đó có Tổng công ty Bia rượu Nước giải khát Hà Nội (Habeco) phải thoái vốn Nhà nước đang đặt ra cho hãng bia nổi tiếng của miền Bắc này yêu cầu không thể tiếp tục trì hoãn.

Vấn đề nằm ở chỗ, với quy mô DN như Sabeco và Habeco, sẽ không có nhiều DN nội địa đủ tiềm lực để nhảy vào mua cổ phần. Nếu nhà đầu tư nước ngoài được mua không giới hạn, những thương hiệu đình đám của người Việt, khả năng cao sẽ rơi vào tay của các DN nước ngoài. Chẳng cần nhìn đi đâu xa, các doanh nghiệp Thái Lan chính là những người đang thèm muốn nhất cổ phần của các DN giải khát lớn Việt Nam

Nhìn thấy trước điều này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều lần chỉ đạo phải có biện pháp để giữ gìn các thương hiệu quốc gia như Bia Hà Nội, Bia Sài Gòn, hay Vinamilk sau khi Nhà nước bán vốn.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào những thương vụ M&A trong quá khứ, người tiêu dùng có thể sẽ cảm thấy lo lắng cho số phận các thương hiệu bia rượu Việt.

Câu chuyện đầu tiên: Thêm “vị đắng” cho bia Hà Nội

Thương vụ của Carlsberg tại Việt Nam là một ví dụ. Năm 2009, Carlsberg “kết duyên” với Habeco thông qua thương vụ mua lại 17,23% cổ phần.

Mặc dù đã được Bộ Công Thương chấp thuận cho hãng này mua tiếp 13% vốn điều lệ để nâng tỷ lệ sở hữu lên 30%, song đến nay sau gần 5 năm, kế hoạch này vẫn bất thành.

Những lùm xùm của mối quan hệ Carlsberg – Habeco dấy lên khi ngay chính người trong cuộc bày tỏ sự “ái ngại” không muốn tiếp tục “bán mình” cho đối tác ngoại đã từng chung sống suốt 5 năm.

Một nguồn tin từ Bộ Công Thương chia sẻ, một trong những lý do khiến cho Habeco không muốn bán cổ phần cho Carlsberg bởi nguy cơ bị mất thương hiệu. Thực tế sau 5 năm hợp tác, Carlsberg chưa làm được gì nhiều cho Habeco như đã hứa. Những thỏa thuận hợp tác giữa 2 bên về đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ, thiết bị, mở rộng thị trường và nâng cấp quản trị,… đều còn bỏ ngỏ.

Trong cuộc họp Đại hội cổ đông vào năm ngoái, lãnh đạo Habeco còn bày tỏ sự “thất vọng” về sự hợp tác chiến lược với Carlsberg và cho rằng đây là “bài học xương máu”.

Chưa kể, từ khi hợp tác với Carlsberg thì tình hình kinh doanh của hãng này cũng không có nhiều khởi sắc. Dẫn chứng, kết quả kinh doanh của Habeco trong nửa đầu năm nay, doanh thu của hãng này giảm 13% so với cùng kỳ; trong khi đó lợi nhuận giảm gần 39%.

Chuyện giữa Carlsberg và Habeco chính là lý do khiến cho không chỉ bản thân Habeco mà cả Bộ chủ quản phải suy nghĩ đến việc sẽ lựa chọn phương án bán vốn Nhà nước như thế nào để những DN bia nội không bị mất đi thương hiệu quốc gia.

“Như chuyện Habeco, bán làm sao để đối tác ngoại thực sự muốn phát triển cho DN, xây dựng thương hiệu, chứ không phải chỉ tham gia vào để tận dụng cơ hội thị phần, hệ thống phân phối và có thể là nguy cơ đe dọa chính DN”, nguồn tin từ Bộ Công thương suy ngẫm.

Câu chuyện thứ hai: Mang Vodka Xanh, Nếp mới pha với rượu ngoại

Nhìn từ câu chuyện Habeco, lo ngại này của lãnh đạo Bộ Công Thương không phải là không có cơ sở, khi nói thêm về một trường hợp khác của chính công ty con trực thuộc Habeco là Công ty Rượu Hà Nội (Halico).

Vốn là thương hiệu rượu nổi tiếng đình đám một thời với sản phẩm Vodka xanh, sở hữu trong tay nhiều hệ thống phân phối, và đặc biệt là nắm trong tay miếng bánh không nhỏ trên thị trường đồ uống bình dân, Halico trở thành mục tiêu của các tập đoàn đa quốc gia săn đón.

Và Diageo – một trong những tập đoàn đồ uống có cồn lớn nhất thế giới đã vào cuộc. Năm 2012, Diageo đã mua lại 21,8 triệu cổ phần. Và đến nay, tỉ lệ nắm giữ của Diageo tại Halico đã lên tới 45,5% - một tỉ lệ cao gần đủ để chi phối hoạt động của cả doanh nghiệp.

Trước khi mua cổ phần Halico, Diageo đã có mặt tại Việt Nam và ghi dấu ấn với các sản phẩm rượu phục vụ tầng lớp trung lưu. Song, DN Anh quốc này lại gặp nhiều rào cản khi thâm nhập vào thị trường rượu bình dân vốn đang là nơi ngự trị của Halico. Vì vậy, cách tốt nhất là biến đối thủ thành đồng minh, Diageo quyết định nhảy vào mua cổ phần.

Thế nhưng, một sự trùng hợp đó là kết quả kinh doanh của Halico sau khi tác hợp với Diageo ngày càng đáng ngại. Từng lãi lớn, nhưng doanh thu và lợi nhuận của Halico những năm qua liên tục tuột dốc và phải báo lỗ 21 tỷ đồng trong năm 2015.

Lật lại tham vọng của Diageo thời kỳ đầu, sẽ thấy đằng sau sự hợp tác này có rất nhiều vấn đề cạnh tranh đáng suy nghĩ.

Đó là một đối tác ngoại có thâm niên, lại có tiềm lực về công nghệ và tài chính nhảy vào, những hoài nghi về việc thôn tính, lợi dụng kênh phân phối của Halico để bán hàng và có thể tạo nên áp lực cạnh tranh cho sản phẩm mới.

Dù chưa có lời giải chính thức cho thương vụ này, nhưng rõ ràng kết quả kinh doanh tụt dốc của Halico từ sau mối lương duyên với Diageo đã phần nào cho thấy, việc bán vốn nhà nước cho DN nước ngoài, đòi hỏi sự suy tính kỹ càng.

Ông Trịnh Đình Long, chuyên gia tư vấn thương hiệu của Công ty AMICA, cho rằng đằng sau đó, không chỉ là việc sở hữu cổ phần là bước nhanh nhất vào thị trường, mà những tham vọng đầy toan tính là không tránh khỏi.

“Người kinh doanh họ không quan tâm thương hiệu đó có là biểu tượng quốc gia hay niềm tự hào quốc gia, họ chỉ đơn giản là sẽ ưu tiên nhãn thu được lợi nhiều nhất. Bản thân những DN ngoại này cũng sở hữu những sản phẩm nổi tiếng, vì vậy việc tận dụng hệ thống phân phối sau M&A để đưa sản phẩm riêng của họ vào, là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Và như vậy đây rõ ràng đây là nguy cơ cho các thương hiệu nội” – vị chuyên gia này cảnh báo.

Đọc tiếp »

Giá cá tra có xu hướng tăng trở lại

Giá cá tra nguyên liệu đang có dấu hiệu tăng trở lạiGiá cá tra nguyên liệu đang có dấu hiệu tăng trở lại

Theo Bộ NN&PTNT, giá cá tra size 700-900 gram/con tại Cần Thơ và An Giang tăng khoảng 700 đồng/kg lên mức 19.800-20.200 đồng/kg (trả chậm) và 19.300-19.700 đồng/kg (tiền mặt) tuần này.

Các hộ nuôi kỳ vọng sức mua và giá thu mua sẽ tiếp tục diễn biến tích cực do nhu cầu của các doanh nghiệp đang có xu hướng tăng.

Về xuất khẩu, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, kim ngạch xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2015.

Trong đó, Mỹ là thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam, với trị giá trong tháng 8/2016 đạt gần 41 triệu USD, tăng 74%; và tính chúng trong 8 tháng đầu năm đạt gần 255 triệu USD, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, thị trường lớn thứ 2 của cá tra Việt Nam là EU (chiếm tỷ trọng trên 16%), trong 8 tháng đầu năm nay chỉ đạt hơn 177 triệu USD, giảm gần 8% so cùng kỳ năm 2015.

Theo Vasep, xuất khẩu cá tra sang EU đang có dấu hiệu giảm dần trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, xuất khẩu có thể sẽ tăng trở lại trong thời gian sắp tới khi các nhà nhập khẩu tăng thu mua dự trữ cho các dịp lễ cuối năm.

Tại EU, anh là là nước nhập khẩu cá tra từ Việt Nam với giá trị tháng 8/2016 đạt 4,5 triệu USD, tăng 60%, lũy kế 8 tháng đạt 32,5 triệu USD, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2015.

EU cũng có xu hướng giảm NK khối lượng cá tra phile đông lạnh. Giá trung bình NK mặt hàng này của EU quanh mức 2 - 2,2 euro/kg, mức giá này thấp hơn so với cùng kỳ năm 2015 nhưng lại cao hơn giá của năm 2014.

Ngoài ra, mới đây Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) thuộc Bộ NN&PTNT vừa có thông báo đề nghị các doanh nghiệp chưa từng xuất khẩu cá bộ Siluriformes (chủ yếu là cá tra, cá ba sa) vào Mỹ tạm ngừng việc đăng ký vào danh sách được phép xuất khẩu.

Theo Nafiqad, mới đây Cơ quan Thanh tra an toàn thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ đã có văn bản gửi Nafiqad thông báo một số quy định liên quan tới việc xuất khẩu cá tra vào nước này.

Cụ thể, trong thời gian chuyển tiếp, FSIS chỉ chấp thuận bổ sung các doanh nghiệp Việt Nam vào danh sách các cơ sở chế biến cá tra được phép xuất khẩu vào Mỹ trong trường hợp doanh nghiệp đã từng xuất khẩu cá tra vào thị trường này.

Đối với doanh nghiệp chưa từng xuất khẩu, FSIS sẽ chỉ xem xét đưa vào danh sách sau khi hoàn thành đánh giá tương đương hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm của Việt Nam đối với cá tra.

Đọc tiếp »

Sinh viên Trung Quốc buôn nhà đất ở Canada

Biệt thự sang trọng ở Vancouver của một sinh viên Trung Quốc.Biệt thự sang trọng ở Vancouver của một sinh viên Trung Quốc.

9 sinh viên Trung Quốc mua gom các biệt thự triệu USD

Báo “The Vancouver Sun” mới đây đưa tin, ông David Eby, bình luận viên của Đảng Tân dân chủ Canada (NDP) tuần trước đã tổ chức họp báo, trình ra bản báo cáo nghiên cứu về tình hình mua bán nhà đất ở khu vực Point Grey, Vancouver. Báo cáo nêu rõ: Tại khu này có 9 khách mua các ngôi biệt thự tổng trị giá 57 triệu Dollar Canada (CAD), tức 288 triệu NDT (1.008 tỷ VND), đều ghi nhân thân là học sinh. Hơn nữa, tên của họ đều là phiên âm latin từ Hán ngữ nên có thể đoán rằng, họ là người Trung Quốc. Báo cáo cũng cho thấy có tới 40 triệu CAD trong nguồn tiền được các học sinh này dùng để mua các ngôi nhà này được vay từ ngân hàng.

“Người Trung Quốc buôn nhà khiến giá trên thị trường địa ốc Canada tăng vọt”


Đó là dư luận hiện đang

lan truyền ở Canada

Ông David Eby còn đặc biệt đề cập đến trường hợp mua bán ngôi biệt thự xa hoa ở đường West 8th Avenue. Tháng 4/2015, ngôi biệt thự này được một du học sinh Trung Quốc mua với giá 7,19 triệu CAD (36,4 triệu NDT, tức 127,4 tỷ VND); đến tháng 5/2016 vừa qua, du học sinh tên là “Xuan Kai Huang” (Hòang Huyền Khải) đó đã bán nó với giá 8,35 triệu CAD, kiếm lãi 1,16 triệu CAD, tức hơn 5,85 triệu NDT (20,48 tỷ VND). Tập đoàn truyền thông Postmedia của Canada nhiều lần liên hệ với anh chàng này nhưng không được.

Tờ “The Vancouver Sun” hồi tháng 5/2016 cho biết, đầu năm 2016, một sinh viên Trung Quốc Tian Y Zhou bỏ ra 31,1 triệu CAD (157 triệu NDT - 549 tỷ VND) mua một biệt thự xa hoa ở khu Point Grey. Số tiền này đã lập kỷ lục về giá đắt nhất cho một ngôi nhà ở Vancouver cho đến thời điểm hiện nay, gây chấn động dư luận Canada. Trong văn bản giao dịch, Zhou ghi rõ nghề nghiệp của mình là “sinh viên” (Student). Cú mua bán này đã khiến Tian Yu Zhou trở thành người chủ “chịu chơi nhất” trong “9 thiếu gia khu Point Grey”.

Người Trung Quốc lũng đoạn thị trường nhà đất

Tuy chưa có những phân tích cụ thể về tác động của các khách mua Trung Quốc đối với thị trường nhà đất, nhưng theo báo cáo của một ngân hàng, “nhu cầu mua nhà của người Trung Quốc đã khiến giá nhà tăng vọt, từ đó dẫn đến sự gia tăng các khoản tiền vay để mua nhà”.

Theo báo cáo của “Bank of Canada”, tính đến tháng 4/2016, giá nhà ở British Columbia và Ontario tăng nhanh nhất, khu Great Vancouver tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi ở Toronto chỉ tăng 14%. Còn theo CNBC, ngày 15/9 vừa qua, công ty tư vấn kinh tế “Longview Economics” của Mỹ đã công bố bản so sánh giá nhà đất với thu nhập, cho thấy Vancouver hiện là nơi có giá nhà đắt thứ 6 trên toàn thế giới.

Trước tình hình biến động về giá nhà, chính phủ Canada buộc phải ra tay khống chế. Từ ngày 2/8/2016, chính quyền bang British Columbia bắt đầu thu của các nhà đầu tư địa ốc nước ngoài mức thuế chuyển nhượng nhà đất (property transfer tax) tới 15% tại khu vực Great Vancouver, nơi người nước ngoài, trong đó có người Trung Quốc tập trung mua nhà nhiều nhất. Hiệu quả của loại thuế được người Hoa ở Canada gọi là “thuế bài ngoại” này lập tức thể hiện rõ. Theo mạng Ifeng, tới đầu tháng 9, giá biệt thự ở Vancouver đã ở mức thấp nhất kể từ tháng 9/2015.

Tiền mua nhà ở đâu?

Theo Tân Hoa xã, có mấy nhân tố chủ yếu khiến người Trung Quốc đổ tiền sang Canada mua nhà: thứ nhất, nhiều người có tiền (quan chức và đại gia) tìm cách chuyển tiền ra nước ngoài đầu tư; thứ hai, một số người mua nhà ở nước ngoài để con cái có cơ hội được giáo dục tốt hơn, hoặc nhắm tới mục đích di cư. Có số liệu cho thấy năm ngoái có tới 6.000 người Trung Quốc được chính phủ 3 nước Mỹ, Canada và Australia chấp thuận quyền công dân, đứng đầu thế giới. Việc gia tăng người di cư, khiến người Trung Quốc dần trở thành những khách hàng quan trọng của thị trường nhà đất ở các nước.

Một nguyên nhân khác là sự dễ dãi, lơi lỏng của các ngân hàng nước sở tại trong việc cho vay tiền. Tuy có các quy định về việc phải chứng minh công việc và thu nhập, nhưng trên thực tế, chỉ cần người vay trả được tỷ lệ nhất định trong kỳ đầu tiên là ngân hàng không cần xác nhận những thông tin khác về khách hàng; đó là nguyên nhân khiến nhiều sinh viên Trung Quốc vay được tiền để buôn nhà. Ông David Eby kêu gọi chính phủ cần tăng cường quản lý giám sát việc giao dịch nhà đất, đặc biệt những người mua nhà phải chứng minh được nguồn tiền họ sử dụng để mua.

Đọc tiếp »

Công khai toàn bộ thu, chi ngân sách các cấp

Bộ Tài chính đưa ra 2 phương án, công bố toàn bộ hoặc chỉ một số thông tin thu, chi ngân sách (Bộ Tài chính nghiêng về phương án công khai toàn bộ).

Cấp trung ương sẽ công khai toàn bộ hoặc một số thông tin cơ bản và thuyết minh dự toán ngân sách Chính phủ trình Quốc hội (như dự toán thu, chi, mức nợ công); tình hình thực hiện dự toán thu, chi (theo quý, 6 tháng và 1 năm); thuyết minh và số liệu quyết toán ngân sách được Quốc hội phê duyệt. Những thông tin này sẽ do Bộ Tài chính công bố trên website của bộ và bằng văn bản tới các bộ ngành, địa phương.

Đọc tiếp »

Khoán kinh phí đi lại cho lãnh đạo: Hết đặc quyền xe công

Bộ Tài chính đang tiên phong áp định mức khoán xe công cho cấp lãnh đạo. Ảnh minh họa.Bộ Tài chính đang tiên phong áp định mức khoán xe công cho cấp lãnh đạo. Ảnh minh họa.

Đi taxi và cả xe công

Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định 1997 quy định chế độ khoán kinh phí sử dụng ô tô công. Theo đó, cơ quan này sẽ áp dụng chế độ khoán kinh phí sử dụng xe công đối với các thứ trưởng, lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ 1,25 (tổng cục trưởng và tương đương) thuộc Bộ Tài chính. Mức khoán bằng giá taxi phổ biến trên thị trường nhân quãng đường từ nhà tới bộ và nhân với số ngày đi làm trong tháng (22 ngày). Như vậy, ngoài các thứ trưởng, tổng cục trưởng cũng thuộc diện áp dụng định mức khoán xe thay cho xe công đưa đón bấy lâu nay.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Bùi Văn Nam, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, chủ trương này của Bộ Tài chính rất phù hợp nên ông chấp hành ngay. Nhiều ý kiến cho rằng, đi làm bằng xe biển xanh (xe công) sẽ có nhiều ưu tiên hơn, thuận lợi hơn, nhưng ông Nam không nghĩ vậy. “Không biết mọi người thế nào chứ tôi thấy đi taxi cũng bình thường. Hơn nữa, việc đi taxi cũng chỉ áp dụng khi đi từ nhà tới cơ quan và ngược lại, còn họp hành, công tác khác vẫn sử dụng xe cơ quan. Chủ trương này hợp lý nên tôi sẽ chấp hành nghiêm túc”, ông Nam chia sẻ.

Trong khi đó, một lãnh đạo Bộ KH&ĐT cho hay, mới biết thông tin Bộ Tài chính khoán chi phí đi lại qua báo chí, cũng chưa xem cụ thể thế nào. “Chính phủ cũng chưa có chủ trương nên tôi chưa biết thế nào, phải đợi xem”, vị lãnh đạo này nói.

Khi được hỏi, các chuyên gia, nhà kinh tế đều thể hiện sự đồng tình về chủ trương khoán xe công đi làm của Bộ Tài chính và mong điều này sẽ được nhân rộng ra các cơ quan nhà nước khác. Trước đó, năm 2006, Quốc hội từng có chủ trương thí điểm khoán chi phí đi lại, với mức khoán không quá 9 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, chủ trương này khi đó chỉ là khuyến khích, nên có vài người thực hiện, cũng không duy trì được lâu.

TS Phạm Chi Lan cho rằng, việc khoán xe công của Bộ Tài chính sẽ tạo ý thức tiết kiệm ngân sách, giảm đáng kể chi phí so với ngân sách phải bỏ tiền trang trải chi phí xe công phục vụ chức danh (tiền mua xe, nuôi lái xe, bảo dưỡng…). “Việc khoán này cũng giảm nguy cơ lạm dụng xe công phục vụ việc riêng, gây phản cảm trong xã hội”, bà Lan nói. Theo vị chuyên gia này, điều quan trọng là chủ trương khoán xe công phải được áp dụng với tất cả các cơ quan, bộ ngành.

Theo bà Lan, trên thế giới không mấy nước có chế độ xe công như ở Việt Nam, Chính phủ thuê xe của các hãng tư nhân cung cấp dịch vụ, mà không nhất thiết phải có xe riêng. Ngay Việt Nam, cũng nhiều công ty, văn phòng nước ngoài sử dụng dịch vụ của các hãng vận tải, như thuê hãng vận tải Mai Linh đưa đón. Bà Lan kể, có lần sang Nhật Bản đi cùng Thủ tướng Phan Văn Khải, xe đưa đón là của một công ty tư nhân thầu dịch vụ với Chính phủ, chỉ Thủ tướng mới có xe của nhà nước phục vụ. Tất nhiên, vấn đề an ninh được kiểm soát chặt chẽ.

Khó như bỏ đặc quyền

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Trưởng Bộ môn Quản trị Tài chính Quốc tế, Học viện Tài chính, cho hay, quyết định khoán xe công của Bộ Tài chính rất dũng cảm. Quy định này là khởi đầu cho công việc lớn, đáng hoan nghênh. Công việc lớn ở đây, theo ông Thịnh, hiện thực mục tiêu cắt giảm chi thường xuyên của ngân sách nhà nước, vì chi mua sắm và duy trì đội xe công tốn một lượng ngân sách khổng lồ. Tiếp đó, hướng tới khoán tất cả những dịch vụ công.

“Quyết định của Bộ Tài chính đáng ra phải làm lâu rồi, vừa tiết kiệm ngân sách, vừa hạn chế lạm dụng xe công vào việc riêng. Tuy nhiên, cách khoán như Bộ Tài chính tỷ mỉ quá, khó cho việc áp dụng chung với tất cả những lãnh đạo sử dụng xe công”, ông Thịnh nói. Vì vậy, theo vị chuyên gia này, chỉ nên đưa ra định mức nhất định cộng vào lương tháng, còn việc đi lại ra sao, bao xa do người hưởng tự quyết định.

TS Phạm Chi Lan bổ sung, tính định mức khoán xe công tỷ mỉ quá sẽ khó cho người thực hiện. Thay vì thế, chỉ áp dụng định mức trung bình cho tất cả mọi công chức, như việc áp dụng bình quân thuế với doanh nghiệp. Định mức đi lại được tính theo cơ cấu bậc lương, bậc lương cao sẽ hưởng định mức cao hơn, vì họ thường sẽ phải bỏ chi phí đi lại họp hành, kiểm tra nhiều hơn. Đồng thời, việc tính định mức đi lại vào lương cũng giúp cải thiện lương thực nhận của công chức, lãnh đạo cơ quan nhà nước, tránh được việc nói lương công chức quá thấp.

“Lương người làm ngoài nhà nước có thể cao hơn vì họ được tính cả chi phí đi lại vào lương, còn lãnh đạo nhà nước đã có xe công đi lại miễn phí. Nếu tính cả chi phí đi lại vào lương, thì lương lãnh đạo nhà nước cũng không phải thấp”, bà Lan nói.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Thanh Bình, Học viện Chiến lược và Phát triển, Bộ KH&ĐT, nêu quan điểm, có nhiều yếu tố khiến những người được sử dụng không muốn rời xe công. Như đi đường, xe công được ưu tiên hơn, thậm chí có Đại biểu Quốc hội từng nói đi xe biển trắng bảo vệ không cho qua cổng. Trước đây cũng có chính sách thí điểm khoán xe công, nhưng không thành công, theo ông Bình do chính sách chưa đủ mạnh.

“Giờ quyết định luôn cấp thứ trưởng trở xuống không được sử dụng xe công đưa đón tận nhà nữa, khi đó tất cả sẽ phải nhận tiền và tự túc đi lại. Nếu không, có khoán 10-15 triệu đồng mỗi tháng cũng khó khuyến khích người ta nhận mức khoán để không sử dụng xe công”, ông Bình nói.

6 thứ trưởng dùng hết 44 triệu đồng thuê xe/tháng

Theo quyết định của Bộ Tài chính, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Trần Xuân Hà, Trần Hữu Chi di chuyển từ nhà đến cơ quan khoảng 15km, mức khoán là 9,9 triệu đồng/tháng; Thứ trưởng Trần Văn Hiếu, Vũ Thị Mai có khoảng cách di chuyển 8km, tiền khoán là 5,3 triệu đồng; Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải phải di chuyển khoảng 6km, tiền khoán là gần 4 triệu đồng/tháng. Tổng số tiền xe đưa đón cho 6 vị thứ trưởng là 44,2 triệu đồng/tháng. Quy định này sẽ áp dụng từ ngày 1/10/2016.

Đọc tiếp »